Cần chính sách hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp xã hội

07:00 | 17/09/2019

638 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Doanh nghiệp xã hội, theo cách gọi của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), là doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Hiện tại, doanh nghiệp xã hội của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn ngay từ khi thành lập, trong hoạt động đến những chính sách hỗ trợ... Giải quyết những khó khăn đó như thế nào? Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - về vấn đề này.

Mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội

PV: Xin ông cho biết tính đặc thù của doanh nghiệp xã hội?

can chinh sach ho tro hieu qua cho doanh nghiep xa hoi

Ông Phan Đức Hiếu: Doanh nghiệp xã hội là một doanh nghiệp được thành lập ra với mục tiêu cuối cùng là giải quyết một vấn đề của xã hội. Họ cũng kinh doanh, cũng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, cũng tạo ra lợi nhuận, phải cạnh tranh như một doanh nghiệp bình thường… Nhưng lợi nhuận đó cuối cùng là để phục vụ cho mục tiêu xã hội.

Tôi cho rằng, mục tiêu của những doanh nghiệp xã hội cao cả và vĩ đại hơn các doanh nghiệp chỉ kinh doanh thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, doanh nghiệp xã hội hoạt động theo một vòng tròn khép kín, bắt đầu hình thành từ ý tưởng phải giải quyết một vấn đề xã hội, chủ doanh nghiệp xã hội phải tìm ra giải pháp để thực hiện, có thể là thiết kế sản phẩm (hoặc tạo ra sản phẩm) sau đó kinh doanh để có lợi nhuận. Lợi nhuận đó được tái đầu tư vào doanh nghiệp để giải quyết vấn đề xã hội theo mục tiêu đặt ra ban đầu.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp xã hội là một trong những giải pháp phát triển bền vững của xã hội. Ông có đồng ý với nhận định đó?

Ông Phan Đức Hiếu: Từ vòng tròn hoạt động của doanh nghiệp xã hội, điểm đầu tiên là ý tưởng giải quyết một vấn đề xã hội, môi trường và điểm cuối cùng là mục tiêu đạt được trong giải quyết vấn đề xã hội bằng cách lấy phần lớn lợi nhuận tạo ra (phải ít nhất từ 51%) để tái đầu tư vào doanh nghiệp, giải quyết vấn đề xã hội, hay có thể hiểu là đưa ra giải pháp kinh doanh xã hội.

Hiện tại Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội, trong đó, 30% tập trung ở Hà Nội, 21% ở TP Hồ Chí Minh, số còn lại hoạt động ở khu vực nông thôn. Lĩnh vực có nhiều dự án, doanh nghiệp xã hội hoạt động nhất là nông nghiệp (35%), dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn (9%), giáo dục (9%) và môi trường (7%).

Cách làm như vậy của doanh nghiệp xã hội cho thấy, tự bản thân họ đã bền vững và vấn đề của xã hội cũng được giải quyết một cách bền vững. Bởi vậy mới nói doanh nghiệp xã hội chính là giải pháp phát triển bền vững hoặc bền vững trong giải quyết vấn đề xã hội.

Ở một góc độ khác, vì mục tiêu của doanh nghiệp xã hội là giải quyết vấn đề xã hội, tìm kiếm lợi nhuận để giải quyết vấn đề xã hội, nên trong hoạt động kinh doanh, họ ít có nguy cơ làm méo mó sự cạnh tranh. Họ có nghị lực phi thường để tồn tại và phát triển. Khi nói đến doanh nghiệp xã hội, những người làm nghiên cứu khoa học chúng tôi bao giờ cũng rất xúc động và trân trọng.

Chính sách hỗ trợ bằng “0”

PV: Hiện nay, doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang hoạt động như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Đức Hiếu: Hiện tại Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội, chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng số hơn 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp xã hội hoạt động trên cả ba miền, trong đó, 30% tập trung ở Hà Nội, 21% ở TP Hồ Chí Minh, số còn lại hoạt động ở khu vực nông thôn. Lĩnh vực có nhiều dự án, doanh nghiệp xã hội hoạt động nhất là nông nghiệp (35%), tiếp đến là ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn (9%), giáo dục (9%) và môi trường (7%). Đáng chú ý, có 21% doanh nghiệp xã hội đã đưa sản phẩm ra nước ngoài, thể hiện khát vọng tiến ra thị trường thế giới. Phải nói rằng, những doanh nghiệp xã hội đã có đóng góp rất lớn cho xã hội và ngày càng phát triển. So với 10 năm trước, doanh nghiệp xã hội phát triển hơn hẳn cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù đóng góp của họ với xã hội được ghi nhận nhưng trong thực tế, doanh nghiệp xã hội đang hoạt động trong điều kiện không ít khó khăn.

can chinh sach ho tro hieu qua cho doanh nghiep xa hoi
Doanh nghiệp xã hội Sapa O’ Chau chuyên hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

PV: Những khó khăn đó cụ thể là gì, thưa ông?

Ông Phan Đức Hiếu: Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xã hội chính là các biện pháp, công cụ, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội vẫn bằng “0”. Ví dụ về chính sách, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có một điều khoản công nhận chính thức của luật pháp về một hình thức kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp mới, đó là doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên có “chính danh”. Với cơ sở pháp lý ban đầu đó, các nhà làm luật muốn sau đó có những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời đến nay, ngoài sự “chính danh” trong văn bản luật, chúng tôi chưa ghi nhận thêm bất kỳ sự hỗ trợ đáng kể nào để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. Có thể thấy, doanh nghiệp xã hội đang hoạt động trên mặt bằng chính sách chung, bình thường, mặc dù đóng góp với xã hội của loại hình thức doanh nghiệp này thực sự phải ghi nhận. Những đóng góp đó không chỉ là giá trị vật chất mà là phương cách giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường một cách bền vững. Hay nói cách khác, đó là bền vững trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 có một điều khoản công nhận chính thức của luật pháp về một hình thức kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp mới, đó là doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời đến nay, ngoài sự “chính danh” trong văn bản luật chưa có thêm bất kỳ sự hỗ trợ đáng kể nào để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

PV: Ông có thể cho ví dụ cụ thể hơn?

Ông Phan Đức Hiếu: Chẳng hạn như việc thành lập doanh nghiệp xã hội có khi còn khó khăn hơn thành lập doanh nghiệp thông thường. Một trung tâm giáo dục cho trẻ tự kỷ chia sẻ, các thủ tục thành lập trung tâm rất rắc rối, nhiêu khê, phải có chi phí “ngầm” mới suôn sẻ. Đây là một doanh nghiệp mang tính chất xã hội, giải quyết một vấn đề đáng quan tâm của xã hội, nhưng dường như những chính sách ưu đãi vẫn chưa được thiết kế.

Một ví dụ khác về chính sách bảo hiểm: Trung tâm giáo dục đó lo lắng nếu phí bảo hiểm tăng lên thì sẽ phải thu của học sinh nhiều hơn. Như vậy, từ một hành động nhân ái, giúp đỡ người khó khăn, bệnh tật, trung tâm không còn giữ đúng bản chất của mình, đã khó lại càng khó hơn.

Nhiều doanh nghiệp xã hội đang gặp khó như vậy. Việc thành lập doanh nghiệp xã hội khó hơn cả thành lập doanh nghiệp thông thường chính là do các nhà quản lý ngại cấp phép cho một mô hình nào đó mới. Họ sợ trách nhiệm.

Tạo hệ sinh thái cho doanh nghiệp xã hội

PV: Vậy theo ông, phải làm gì để hỗ trợ một cách thiết thực đối với doanh nghiệp xã hội?

Ông Phan Đức Hiếu: Theo tôi, giải pháp thực tế là phải tạo ra một hệ sinh thái mà ở đó doanh nghiệp xã hội có điều kiện để phát triển.

Thứ nhất là giáo dục, trong đó đầu tiên là vai trò của các trường đại học và các tổ chức giáo dục, phải đưa được những ý tưởng như là khởi nghiệp xã hội sáng tạo với các giải pháp xã hội cụ thể vào trong giáo dục. Hoặc, từ chương trình giáo dục đại học và các chương trình của Chính phủ, phải thúc đẩy, nhấn mạnh nhiều hơn không chỉ là khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo mà là khởi nghiệp xã hội sáng tạo với sự phát triển bền vững. Chúng ta phải giáo dục cho sinh viên từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường về vấn đề này, để khi ra trường, khởi nghiệp, các em thấm nhuần tư tưởng rồi hiện thực hóa.

Thứ hai là người tiêu dùng, khách hàng. Người tiêu dùng Việt Nam phải thông minh hơn, phải hướng đến tiêu dùng xã hội, vì môi trường bền vững. Để làm được điều này cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, truyền thông hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt của doanh nghiệp xã hội.

Một trong những nhóm giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội là tập trung nâng cao nhận thức của công chức, của các cơ quan Chính phủ, để họ hiểu hơn, thông cảm hơn và chia sẻ với doanh nghiệp xã hội, từ đó mới quan tâm, suy nghĩ và đưa vào chính sách những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xã hội.

Thứ ba là Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. Tại thời điểm năm 2014, có thể chưa có khái niệm pháp lý về doanh nghiệp xã hội, do đó bàn về các chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội thì nhiều người nghi ngờ vì chưa nhìn thấy, ghi nhận được các bằng chứng thực tế của doanh nghiệp xã hội như tồn tại thế nào, đóng góp ra sao...?

Tuy nhiên, đến nay, tôi khẳng định rằng, những đóng góp của doanh nghiệp xã hội đã đủ bằng chứng, đủ sức thuyết phục để cần có chính sách hỗ trợ tích cực cho họ.

PV: Sự hỗ trợ đó có phải trực tiếp bằng tiền không, thưa ông?

Ông Phan Đức Hiếu: Theo tôi, không phải hỗ trợ trực tiếp tài chính hay hỗ trợ về kỹ thuật như theo cách hỗ trợ truyền thống, mà là hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu của xã hội. Ví dụ như chính sách đấu thầu chẳng hạn, hay chính sách mua sắm của Chính phủ, chúng ta nên ưu tiên doanh nghiệp xã hội. Chẳng hạn, nếu có hai nhà cung cấp cùng sản phẩm, dịch vụ, cùng giá cả, cùng chất lượng, thì nên ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp xã hội.

Biện pháp nữa là hỗ trợ về thuế. Theo tôi, không nhất thiết phải là miễn thuế mà có thể giảm thuế. Đại diện của UNDP đã nói là chúng ta có thể giảm thuế giá trị gia tăng hay miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận mà doanh nghiệp xã hội giữ lại để tái đầu tư. Điều đó là rất cần thiết.

Nói chung, có nhiều cách thức khác nhau nếu chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu để có những chính sách thiết thực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

PV: Theo ông, để hỗ trợ doanh nghiệp xã hội, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có cần điều chỉnh hoặc bổ sung gì?

Ông Phan Đức Hiếu: Luật Doanh nghiệp không phải là luật tạo ra chính sách. Để thúc đẩy doanh nghiệp xã hội phát triển và có những chính sách phù hợp đòi hỏi hành động của các bộ, ngành. Ví dụ như chính sách về đấu thầu, mua sắm Chính phủ thì các bộ, ngành tham mưu các chính sách đó cần phải hiểu về doanh nghiệp xã hội và ghi nhận những giá trị đóng góp, có những thay đổi tư duy, sửa đổi các quy định… để kích thích, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xã hội, ở đây, vai trò của Bộ Tài chính rất quan trọng. Hoặc, về vấn đề nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, Bộ Công Thương hay Hội Bảo vệ người tiêu dùng phải hành động…

Tôi đồng quan điểm với UNDP, một trong những nhóm giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội là tập trung nâng cao nhận thức của công chức, của các cơ quan Chính phủ, để họ hiểu hơn, thông cảm hơn và chia sẻ với doanh nghiệp xã hội, từ đó mới quan tâm, suy nghĩ và đưa vào chính sách những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xã hội.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Bà Catherine Phương - Trợ lý Giám đốc UNDP Việt Nam: 4 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xã hội Việt Nam

can chinh sach ho tro hieu qua cho doanh nghiep xa hoi

Hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng, đầu tư theo cách bảo vệ môi trường và tăng cường hiệu quả xã hội không chỉ là một hành động nhân ái, từ thiện mà còn thể hiện sự hiểu biết kinh doanh tốt. Những doanh nghiệp cân bằng trách nhiệm xã hội với lợi nhuận có thể tạo ra giá trị cần thiết để phát triển kinh doanh, đồng thời tăng cường tác động xã hội. Bởi vậy, điều quan trọng là chúng ta phải hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xã hội (doanh nghiệp tạo tác động xã hội) tại Việt Nam và công nhận những doanh nghiệp, doanh nhân đó là những đối tác chính để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo nghiên cứu của chúng tôi năm 2016 là năm bùng nổ của doanh nghiệp tạo tác động xã hội khi 72% số cơ sở kinh doanh vì mục đích xã hội được đăng ký thành doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này chủ yếu nằm ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp và giáo dục - đào tạo. Ba mục tiêu phát triển bền vững hàng đầu mà các doanh nghiệp xã hội có thể đóng góp nhiều nhất là: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế; sức khỏe tốt; không còn đói nghèo.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam có quy mô nhỏ, 70% doanh nghiệp có dưới 20 nhân viên. Khu vực này gồm nhiều tầng lớp xã hội, 74% đến từ nhóm người thiệt thòi trong xã hội và 90% là người dân địa phương. Mặc dù quy mô nhỏ nhưng như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, 70% doanh nghiệp xã hội tạo ra được lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp xã hội có nhiều tiềm năng để hỗ trợ đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Theo UNDP, có 4 nhóm giải pháp chính để hỗ trợ doanh nghiệp xã hội Việt Nam là:

1. Hỗ trợ tiếp cận vốn và các nguồn lực tài chính khác.

2. Hỗ trợ phát triển thị trường và mở rộng quy mô doanh nghiệp.

3. Xây dựng năng lực bằng cách đào tạo các nhà quản lý về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

4. Thúc đẩy đào tạo về khởi nghiệp và sáng tạo xã hội thông qua các cơ sở giáo dục.

Nếu có thể, Việt Nam nên thành lập một cơ quan thuộc Chính phủ để tập trung vào phát triển khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội và mạng lưới đại diện cho khu vực doanh nghiệp này.

Tú Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 86,500 88,500
AVPL/SJC HCM 86,500 88,500
AVPL/SJC ĐN 86,500 88,500
Nguyên liệu 9999 - HN 74,600 75,400
Nguyên liệu 999 - HN 74,500 75,300
AVPL/SJC Cần Thơ 86,500 88,500
Cập nhật: 15/05/2024 01:02
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.600 76.500
TPHCM - SJC 86.000 89.000
Hà Nội - PNJ 74.600 76.500
Hà Nội - SJC 86.000 89.000
Đà Nẵng - PNJ 74.600 76.500
Đà Nẵng - SJC 86.000 89.000
Miền Tây - PNJ 74.600 76.500
Miền Tây - SJC 86.400 89.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.600 76.500
Giá vàng nữ trang - SJC 86.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.600
Giá vàng nữ trang - SJC 86.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.600
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.500 75.300
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.230 56.630
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.800 44.200
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.080 31.480
Cập nhật: 15/05/2024 01:02
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,435 7,610
Trang sức 99.9 7,425 7,600
NL 99.99 7,440
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,435
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,500 7,640
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,500 7,640
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,500 7,640
Miếng SJC Thái Bình 8,700 8,900
Miếng SJC Nghệ An 8,700 8,900
Miếng SJC Hà Nội 8,700 8,900
Cập nhật: 15/05/2024 01:02
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 86,000 89,000
SJC 5c 86,000 89,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 86,000 89,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,600 76,300
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,600 76,400
Nữ Trang 99.99% 74,400 75,500
Nữ Trang 99% 72,752 74,752
Nữ Trang 68% 48,995 51,495
Nữ Trang 41.7% 29,137 31,637
Cập nhật: 15/05/2024 01:02

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,386.56 16,552.08 17,083.03
CAD 18,147.24 18,330.54 18,918.55
CHF 27,310.77 27,586.64 28,471.56
CNY 3,446.40 3,481.21 3,593.42
DKK - 3,612.91 3,751.25
EUR 26,749.67 27,019.87 28,216.30
GBP 31,141.41 31,455.97 32,465.00
HKD 3,175.39 3,207.47 3,310.36
INR - 303.95 316.10
JPY 157.90 159.50 167.12
KRW 16.08 17.87 19.49
KWD - 82,587.83 85,889.30
MYR - 5,323.09 5,439.17
NOK - 2,305.96 2,403.86
RUB - 264.41 292.71
SAR - 6,767.08 7,037.59
SEK - 2,299.71 2,397.34
SGD 18,329.62 18,514.77 19,108.68
THB 611.26 679.18 705.19
USD 25,152.00 25,182.00 25,482.00
Cập nhật: 15/05/2024 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,515 16,535 17,135
CAD 18,306 18,316 19,016
CHF 27,532 27,552 28,502
CNY - 3,446 3,586
DKK - 3,598 3,768
EUR #26,658 26,868 28,158
GBP 31,449 31,459 32,629
HKD 3,126 3,136 3,331
JPY 158.33 158.48 168.03
KRW 16.41 16.61 20.41
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,270 2,390
NZD 15,087 15,097 15,677
SEK - 2,274 2,409
SGD 18,247 18,257 19,057
THB 641.95 681.95 709.95
USD #25,155 25,155 25,482
Cập nhật: 15/05/2024 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,180.00 25,182.00 25,482.00
EUR 26,922.00 27,030.00 28,239.00
GBP 31,291.00 31,480.00 32,467.00
HKD 3,194.00 3,207.00 3,313.00
CHF 27,492.00 27,602.00 28,470.00
JPY 159.00 159.64 166.96
AUD 16,507.00 16,573.00 17,082.00
SGD 18,460.00 18,534.00 19,091.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18,279.00 18,352.00 18,900.00
NZD 15,067.00 15,577.00
KRW 17.80 19.46
Cập nhật: 15/05/2024 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25221 25221 25482
AUD 16605 16655 17158
CAD 18407 18457 18913
CHF 27758 27808 28374
CNY 0 3481.6 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27204 27254 27957
GBP 31701 31751 32419
HKD 0 3250 0
JPY 160.72 161.22 165.73
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0385 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15104 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18594 18644 19205
THB 0 651 0
TWD 0 780 0
XAU 8600000 8600000 8900000
XBJ 7000000 7000000 7420000
Cập nhật: 15/05/2024 01:02