Cán bộ ta quá tốt!

07:00 | 02/12/2014

3,714 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trả lời băn khoăn của đại biểu Triệu Thị Thu Phương về việc đánh giá cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, chưa có số liệu năm 2014 nhưng năm 2013 đã tổng hợp tương đối đầy đủ, theo đó, cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hơn 34,3%, hoàn thành tốt là 58,08%, nghĩa là chiếm trên 92%, số hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực chỉ là 4,94% và không hoàn thành nhiệm vụ là 0,46%.

Năng lượng Mới số 379

Tỷ lệ viên chức hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc là 34,49%, tốt 50,14% và hoàn thành nhiệm vụ là 8,06%, không hoàn thành nhiệm vụ là 0,24%. Có 23 bộ, ngành địa phương báo cáo không có công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ. Còn ở các bộ, ngành Trung ương, chỉ có 2 đơn vị báo cáo có công chức không hoàn thành nhiệm vụ...

Vậy thì tại sao vẫn có ý kiến lăn tăn về đội ngũ cán bộ của ta.       

Người ta “quy ra thóc” khi đưa ra con số, hiện có 139.000 đầu mối cơ quan, tổ chức, nếu mỗi đầu mối chỉ cần giảm bớt đi một lãnh đạo cấp phó sẽ giảm chi ngân sách 4.000 tỉ đồng một năm. Số tiền đủ mua 800.000 tấn thóc, đủ nuôi dân cả một tỉnh lớn suốt một năm.

Cán bộ ta quá tốt!

 

Mới đây, sau khi có thông tin về việc bổ nhiệm có sai phạm của cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền với 69 cán bộ cấp cục, vụ, trong đó có cả chục ông hưởng “hàm” cấp cục, vụ vào phút 90 trước lúc nghỉ hưu, Bộ Nội vụ đã tìm ra danh sách hơn 300 cán bộ có “hàm” lãnh đạo dù không có chức chính danh.

Trả lời về việc này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận việc “bổ nhiệm nhiều cấp phó gây lãng phí ngân sách, không được đồng thuận của xã hội” và cho biết có thực trạng sắp xếp cán bộ không phù hợp năng lực.

Cũng về công tác cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình bày rằng, căn cứ vào luật cán bộ công chức, viên chức, các thông tư hướng dẫn, có nói đến đổi mới công tác thi tuyển, Bộ đã biên soạn, hướng dẫn quy định về tiêu chuẩn, tổ chức thi, để đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, nhờ đó đã hạn chế được tiêu cực.

Tuy nhiên, một số địa phương, bộ, ngành vẫn có những tiêu cực. Việc thi tuyển cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh.  Còn thi tuyển viên chức do bộ, tỉnh phân cấp xuống từng cơ sở, địa phương để tuyển viên chức phù hợp. Việc ở Cục Quản lý thị trường -  Bộ Công Thương đã thanh tra đột xuất.

Trước thực trạng “lạm phát” cấp phó kéo dài, Bộ trưởng Bình cho biết, quy định cấp phó trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã được thay bằng Nghị định 36. Quy định này không phải cứng mà cơ động, một số cơ quan ngang bộ có 4 thứ trưởng, nếu tăng thêm thì phải qua cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Theo đó, bộ muốn tăng thêm thứ trưởng phải có đề án báo cáo cơ quan có thẩm quyền, thông qua nhiều kênh, trong đó có Ban Cán sự Đảng của Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, rồi Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần có cơ chế “mềm”.  Bộ Nội vụ nhiều lần đề nghị có cơ chế cứng, nhưng qua thảo luận, bỏ phiếu thì không quá bán. Bộ Nội vụ đề nghị số lượng ít, ban cán sự các bộ đề nghị số lượng nhiều nên chưa gặp nhau được. Bộ Nội vụ cho rằng, cần quy định cứng, bộ nào có bao nhiêu thứ trưởng thì quy định rõ để không còn bàn cãi.

phó là do sức ép công việc, họp hành nhiều. Có những cuộc họp không phân công cấp phó đi thì không được tham dự. Do đặc thù một số ngành, cũng cần thêm cấp phó để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Bình nói rằng, ngay ở Bộ Nội vụ khi ông về làm Bộ trưởng có 6 thứ trưởng, sau đó là 7 người nhưng giờ chỉ còn 4 thứ trưởng.

Về giải pháp, Bộ trưởng Bình cho biết, nếu quy định của pháp luật chưa “cứng” thì bộ sẽ tham mưu với các cấp để có quy định “cứng”, thực hiện cho nghiêm. Phải có đề án nghiên cứu với sự tham gia của nhiều bộ, ban, ngành.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cũng cho biết, không có quy định nào về “hàm”, nhưng thực tế đang có hơn 300 công chức, viên chức đang hưởng hàm chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên, trong đó 96 trường hợp hưởng hàm vụ trưởng; vụ phó là 150.

Các cử tri bức xúc,  tại sao số kém năng lực, lười nhác ngày càng nhiều, số kém năng lực muốn làm lãnh đạo càng lớn, nguyên nhân là do đâu, giải pháp đột phá để giải quyết là gì và đây có phải là nguyên nhân gây tham nhũng hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thừa nhận, chế độ đánh giá chưa đổi mới gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, chế độ tiền lương chậm được cải thiện, đầu vào chưa thực sự tuyển được người có năng lực, tâm huyết. Còn nhớ, đích thân thủ tướng Chính phủ yêu cầu thay thế ngay những người không làm được việc trong bộ máy công quyền. Phải hiểu rằng những người này là một bộ phận không nhỏ.

Thế nhưng, Bộ Nội vụ chỉ có 0,46% công chức và 9,26% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ thì cán bộ ta quá tốt, cần gì phải lăn tăn!

Thọ Vinh