Các nền kinh tế mới nổi dự báo sẽ hút mạnh vốn FDI

08:23 | 03/06/2024

76 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dòng vốn FDI chảy vào các nền kinh tế mới nổi dự kiến ​​sẽ đạt 903 tỷ USD trong năm nay, mặc dù điều này phần lớn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng toàn cầu.
Theo IIF, dòng vốn đầu tư vào 25 nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Mexico sẽ chứng kiến mức tăng 32%
Theo IIF, dòng vốn đầu tư vào 25 nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Mexico sẽ chứng kiến mức tăng 32%.

Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), dòng vốn đầu tư vào 25 nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Mexico sẽ chứng kiến mức tăng 32%, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng tiền đổ vào danh mục đầu tư cổ phiếu. Phạm vi của báo cáo bao gồm 6 nền kinh tế mới nổi từ châu Âu, châu Mỹ Latinh và châu Phi/Trung Đông và bảy nền kinh tế từ châu Á.

Báo cáo của IIF cho biết, ngay cả khi tăng trưởng toàn cầu đạt mức 3,1% trong năm nay, thấp hơn mức trung bình 3,8% trong giai đoạn 2000-2019, kịch bản hạ cánh mềm kinh tế toàn cầu cũng tạo ra một bức tranh tích cực về dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi. "Thương mại toàn cầu cũng có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn trong vài tháng qua, nhờ khối lượng giao dịch tại các thị trường mới nổi tăng lên", báo cáo của IIF cho biết thêm.

Dòng vốn nước ngoài là một thành phần quan trọng của cán cân thanh toán của mỗi quốc gia, cùng với cán cân tài khoản vãng lai và những thay đổi trong dự trữ ngoại hối. Dòng vốn này bao gồm chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu và trái phiếu.

Trên thực tế, hiệu quả hoạt động của các thị trường mới nổi tiếp tục vượt kỳ vọng. Các quốc gia mới nổi đã kết thúc năm 2023 một cách thành công và dữ liệu sắp tới cho thấy khả năng tiếp tục phục hồi. Hơn nữa, sự bất ổn xung quanh Trung Quốc đã ảnh hưởng đến khẩu vị của các nhà đầu tư, khiến một số khoản đầu tư của họ chuyển từ Trung Quốc sang các nền kinh tế mới nổi khác.

Trong khi đó, lạm phát tại các thị trường mới nổi ở mức 8,4% vào cuối năm 2023, giảm từ mức 9,8% vào năm 2022. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia phải đối mặt với tình trạng giảm phát trong quý cuối năm 2023. Tại một số thị trường mới nổi, Colombia, Peru và Brazil thậm chí còn tăng tốc độ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Các quốc gia khác, bao gồm Nam Phi, Philippines và Ấn Độ, đã kiềm chế và chờ đợi thêm dấu hiệu lạm phát sẽ giảm thêm.

Ngân hàng JPMorgan dự kiến đưa Ấn Độ vào chỉ số trái phiếu bằng đồng nội tệ trên toàn cầu vào tháng tới. IIF nhận định động thái này có thể dẫn thúc đẩy dòng vốn ngoại chảy vào trái phiếu bằng đồng nội tệ của chính phủ Ấn Độ, làm giảm lợi suất trái phiếu, đồng hỗ trợ đồng rupee. Trong khi đó, dòng vốn FDI chảy ra từ Nga dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay, tuy nhiên các nước đang phát triển khác ở châu Âu sẽ chứng kiến vốn FDI tăng trưởng tích cực, một phần nhờ dòng vốn FDI vào Hungary tăng lên.

Dòng vốn ngoại chảy ròng vào 25 nền kinh tế mới nổi có thể sẽ tăng mạnh.
Dòng vốn ngoại chảy ròng vào 25 nền kinh tế mới nổi có thể sẽ tăng mạnh.

Đối với các nước phát triển lớn ở châu Phi và Trung Đông, IIF ước tính, dòng vốn ngoại chảy ròng vào sẽ đạt 149 tỷ USD trong năm 2024.

Theo bà Maritza Cabezas Ludena, chuyên gia thuộc công ty quản lý đầu tư Triodos, để các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư từ các nền kinh tế phát triển sang các thị trường mới nổi, triển vọng của các thị trường này rõ ràng phải thuận lợi hơn so với các nền kinh tế tiên tiến. Hiện nay, chênh lệch tăng trưởng GDP giữa các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển ngày càng gia tăng, và nếu Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình thì khoảng cách tích cực này sẽ còn tăng thêm.

Mặc dù vậy, vẫn có một số ý kiến bày tỏ lo ngại về những biến động chính trị khi một số cuộc bầu cử lớn sẽ được tổ chức trong năm nay. Nhưng cho đến nay, kết quả bầu cử ở Bangladesh, Honduras, Indonesia và Pakistan cho thấy tính liên tục hơn là những thay đổi lớn. Ở các quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ và Nam Phi, sự lo ngại rằng các cuộc bầu cử sắp tới sẽ dẫn đến chi tiêu tài chính quá mức và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của chính phủ.

Đối với những rủi ro địa chính trị, các cuộc chiến tranh ở Gaza và Ukraine đang gây thiệt hại to lớn về sinh mạng con người, nhưng những tác động lan tỏa về kinh tế và tài chính đã bị giảm bớt. Các thị trường tài chính vẫn cân bằng trong đánh giá về tác động lan tỏa trong khu vực trên mặt trận này.

Nhìn chung, sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để các thị trường mới nổi thu hút dòng vốn FDI dài hạn. Các quốc gia có hoạt động kinh tế vĩ mô tương đối tốt hơn và thể chế chất lượng tốt hơn có thể tiếp cận thị trường vốn với chi phí thấp hơn. Các chính phủ cần phải hành động cùng nhau để thiết lập và duy trì các điều kiện thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư tiến lên phía trước.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng FDI: Cần tiếp tục tháo gỡ những… “nút thắt”Nâng cao chất lượng FDI: Cần tiếp tục tháo gỡ những… “nút thắt”
Thúc đẩy doanh nghiệp FDI trong chiến lược tăng trưởng xanhThúc đẩy doanh nghiệp FDI trong chiến lược tăng trưởng xanh
3 tháng đầu năm, vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng 13,4%3 tháng đầu năm, vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng 13,4%
FDI đổ mạnh vào bất động sản, sức hút từ đâu?FDI đổ mạnh vào bất động sản, sức hút từ đâu?