Xét xử "bầu" Kiên và đồng phạm:

Cách ly Nguyễn Đức Kiên để thẩm vấn các bị cáo khác

14:41 | 20/05/2014

1,258 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bước vào buổi làm việc chiều nay (20/5), Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính thông báo đã triệu tập những người liên quan tham gia tố tụng vắng mặt trong phiên xử sáng cùng ngày, trong đó có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam.

>> Tạm đình chỉ vụ án đối với Trần Xuân Giá

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố phiên tòa công bố bản cáo trạng số 10/VKSTC-V1 ngày 10/2/2014 về vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Trốn thuế”; “Kinh doanh trái phép” do Nguyễn Đức Kiên cầm đầu.

Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội công bố cáo trạng truy tố "bầu" Kiên và đồng phạm.

Theo truy tố, bầu Kiên là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993. Tại ngân hàng này, gia đình của “bầu Kiên” sở hữu hơn 937 triệu cổ phần của ngân hàng ACB, chiếm 9,03% vốn điều lệ, trong đó ông Nguyễn Đức Kiên sở hữu hơn 31,5 triệu cổ phiếu, chiếm 3,37%. Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB từ năm 2003 đến tháng 8/2012 và đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB nhiệm kỳ từ 1994 – 2008.

Đến cuối năm 2007, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB nhưng đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra quyết định thành lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, do Kiên là Phó Chủ tịch. Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, được cung cấp đầy đủ các tài liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Như vậy, tuy không giữ chức danh do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động, quản trị, điều hành Ngân hàng ACB.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Kiên thành lập, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của 6 công ty. Thông qua việc chỉ đạo, điều hành hoạt động đối với các công ty nêu trên và lợi dụng vài trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng.

Cụ thể, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB bị truy tố về tội “Kinh doanh trái phép”; “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế”.

Trong vụ này, 6 người nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc); Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn. Ngoài ra, hai bị cáo Trần Ngọc Thanh, Giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến Kế, toán trưởng Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

15h00: Viện Kiểm sát cho biết, ông Nguyễn Đức Kiên thành lập, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của 6 công ty. Thông qua việc chỉ đạo, điều hành hoạt động đối với các công ty nêu trên và lợi dụng vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng, ông Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đã thực hiện các hành vi phạm tội gồm: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Trốn thuế”; “Kinh doanh trái phép”.

Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn

15h10: Viện Kiểm sát cho rằng, đối với hành vi kinh doanh trái phép, từ ngày 15/5 đến ngày 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đã tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỉ đồng.

Đối với hành vi trốn thuế, Viện Kiểm sát cáo buộc, lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, bầu Kiên với thủ đoạn ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính để trốn thuế hơn 25 tỉ đồng. Trong tội trốn thuế, vợ bầu Kiên là Đặng Thị Ngọc Lan và em gái Nguyễn Thúy Hương được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo cáo trạng, hành vi của Lan và Hương chưa cấu thành tội phạm do hai người này không biết, không tham gia và chỉ làm theo chỉ đạo của bầu Kiên.

Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bầu Kiên và hai đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã có hành vi gian dối, chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát.

Vợ

"Bầu" Kiên và đồng phạm trong lúc phiên tòa tạm nghỉ.

16h05: Sau hơn 2 giờ đồng hồ đọc bản cáo trạng, HĐXX bước vào phần xét hỏi. 

Mở đầu, bị cáo Nguyễn Đức Kiên được tòa hỏi về các tội danh bị truy tố. Bị cáo này cho rằng toàn bộ cáo trạng nêu không chính xác, không đúng pháp luật.

Còn các bị cáo Lý Quốc Kỳ, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn... đều khẳng định, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố không chính xác, chưa đúng người đúng tội.

“Tôi không làm gì trái cả nên không thể truy tố tôi về hành vi cố ý làm trái” - bị cáo Lý Xuân Hải nói.

16h20: HĐXX tạm nghỉ để hội ý.

Đúng 16h30, HĐXX tiếp tục làm việc với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Ngọc Thanh.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị cách ly ra nơi khác để thẩm vấn Trần Ngọc Thanh. Bị cáo này cho biết, bản thân đã nhận kết luận điều tra đầu tháng 8/2013.

Tuy nhiên, khi tống đạt quyết định khởi tố bản thân lại chưa được đọc và không nêu kiến nghị. Ngày 14/8/2013, bị cáo Trần Ngọc Thanh làm 2 đơn kiến nghị gửi Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

"Trong các lần nhận kết luận điều tra hay cáo trạng, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân đều không cho tôi thời gian đọc mà bảo cứ ký nhận rồi đọc sau" - bị cáo Thanh cho biết.

Cách ly Nguyễn Đức Kiên để thẩm vấn các bị cáo khác

Bị cáo Trần Ngọc Thanh trả lời thẩm vấn.

Tháng 2/2008, Nguyễn Đức Kiên bổ nhiệm Trần Ngọc Thanh làm Giám đốc Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội. Quyền hạn của giám đốc công ty là điều hành hoạt động tài chính, còn Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên là người trực tiếp chỉ đạo toàn bộ công ty. Việc phân công trách nhiệm rất rõ ràng, Nguyễn Đức Kiên là người cao nhất.

Trần Ngọc Thanh cho biết, bản thân về làm Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI) từ tháng 3/2008. Quyền hạn là giám đốc công ty, nhưng toàn bộ hoạt động tài chính thì do Chủ tịch công ty trực tiếp chỉ đạo, Kế toán trưởng là người soạn và hoàn thành giấy tờ. Việc phân công trách nhiệm ở công ty chưa rõ ràng. Trách nhiệm cao nhất là Nguyễn Đức Kiên.

Đối với hoạt động của HĐQT của công ty, Thanh nói, theo điều lệ thì quyết định theo đa số, nhưng ở công ty nhỏ như Công ty ACBI thì Chủ tịch HĐQT quyết định. Chúng tôi tôn trọng ý kiến của Chủ tịch HĐQT.

Bị cáo Thanh cho biết, trước khi chuyển hợp đồng chuyển nhượng 20 triệu cổ phần sang Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, HĐQT chỉ lấy ý kiến bằng văn bản, không họp HĐQT. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng, do bị cáo ký. Việc ký không kiểm tra do quá tin Nguyễn Đức Kiên.

“Tôi không trực tiếp đàm phán với Hòa Phát và khi Kế toán trưởng Hải Yến chuyển thì bị cáo bảo chuyển cho anh Nguyễn Đức Kiên xem. Sau khi bị cáo Kiên có chữ ký nháy thì công ty ký và đóng dấu. Tôi hoàn toàn tin Chủ tịch Kiên và Kế toán giúp việc. Khi nhìn thấy chữ ký nháy của anh Kiên nên không suy nghĩ mà ký và đóng dấu. Đây là sai phạm mà bị cáo phải bước ra vành móng ngựa”- bị cáo Thanh trình bày.

Bị cáo Trần Ngọc Thanh cho biết, Công ty ACBI có 24 triệu cổ phần. Số cổ phần này đã thế chấp cho Ngân hàng ACB từ tháng 3/2008. Số cổ phần này trước đây là cổ phần của Công ty Thép Hòa Phát, được ACBI mua lại.

Về việc bị cáo Thanh có nói với Công ty Thép Hòa Phát là số cổ phần này đã thế chấp cho ACB hay không. Bị cáo này khẳng định, không trực tiếp đàm phán. Chủ trương thỏa thuận, đàm phán do chủ tịch HĐQT Kiên đàm phán.

Bị cáo Thanh cho biết trước khi kí hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Thép Hòa Phát, Công ty ACBI không họp HĐQT, chỉ có văn bản thể hiện chủ trương của HĐQT bán số cổ phần này. Ngày 21/5/2012, Công ty Thép Hòa Phát và ACBI ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, dù chưa có sự đồng ý của ngân hàng ACB.

Bị cáo Thanh cho rằng, trách nhiệm thông báo cho ACB về việc chuyên nhượng cổ phần là của trách nhiệm của Chủ tịch Kiên.

17h15: Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến trả lời chất vấn của HĐXX:

Trước khi về làm cho ACBI làm kế toán trưởng cho một công ty khác với thâm niêm 4 năm. Từ đầu 2007 chính thức làm kế toán trưởng. Nhiệm vụ kế toán trưởng chỉ đạo hạch toán, kế toán công ty. Trong quá trình làm, Nguyễn Đức Kiên có yêu cầu tôi soạn thảo văn bản vì nhân viên văn phòng đi vắng.

Kiên yêu cầu tôi soạn thảo nghị quyết và quyết định chuyển nhượng cổ phiếu cho Thép Hòa Phát. Bị cáo là người soạn thảo còn Chủ tịch Kiên là người ký.

Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến

Nói về ngày ký kết chuyển nhượng cổ phần, Kế toán trường Hải Yến nói: Bản thân không đủ tư cách để có mặt vào lúc ký. Sau khi ký hợp đồng, nguồn tiên từ cổ phần Thép Hòa Phát chuyển tiền vào tài khoản ACBI. Công ty Thép Hòa Phát chuyển tiền vào ACBI làm 3 đợt.

17h30: HĐXX tuyên bố kết thúc ngày làm việc đầu tiên và yêu cầu Công ty CP Thép Hòa Phát phải có mặt vào ngày mai (21/5).

Thiên Minh