Báo Mỹ: Các lệnh trừng phạt dầu Nga đã thất bại hoàn toàn
Liên minh châu Âu đang có kế hoạch cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế dầu từ Nga, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay, kể từ ngày 5/2 tới. Trước đó, đầu tháng 12/2022, khối 27 quốc gia thành viên này cũng đã thực hiện lệnh cấm mua và nhập khẩu dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển.
Ngoài ra, khối này cùng với các nước đồng minh trong nhóm G7 và Australia đã áp mức giá trần đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Theo đó, cấm các công ty phương Tây cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hải, tài chính và dịch vụ khác cho các lô hàng dầu Nga, trừ khi chúng được bán dưới 60 USD/thùng.
Đây được coi là một phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế khả năng hỗ trợ tài chính của Moscow cho cuộc chiến ở Ukraine.
![]() |
Các nhà phân tích cho rằng, các lệnh trừng phạt nhằm vào dầu thô Nga cho đến nay đã "thất bại hoàn toàn" (Ảnh: Reuters). |
Tuy nhiên, nói với CNBC, ông Paul Sankey, Chủ tịch kiêm nhà phân tích hàng đầu tại Sankey Research, nói, mức giá trần được đưa ra bởi những quan chức có bằng cấp về tài chính, nhưng không ai thực sự am hiểu về thị trường dầu. "Đó là một quả bom tổng lực, nhưng nó đã thất bại hoàn toàn", ông nói.
Ông Sankey nhấn mạnh thị trường dầu vẫn mạnh mẽ vì nguồn cung dầu của Nga không thực sự bị gián đoạn và họ vẫn duy trì mức xuất khẩu cao.
"Tôi nghe từ một nguồn tin lớn rằng người Ả rập vẫn đang hỏi rằng làm thế nào mà dầu Nga vẫn tiếp tục tràn ngập khắp nơi. Điều đó đặt ra câu hỏi là điều gì sẽ xảy ra với các lệnh trừng phạt sắp tới đối với các sản phẩm dầu, bởi vì dường như nó không còn hoạt động", ông nói.
Mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng mạnh, song giá dầu Urals của Nga đã giảm mạnh so với trước chiến tranh. Theo Reuters, giá trung bình của dầu Urals trong tháng 1/2023 là 49,48 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá trần 60 USD/thùng mà EU và G7 áp đặt. Con số này cũng thấp hơn 42% so với tháng 1/2022.
Hiện các thành viên vẫn chưa thống nhất về mức giá trần đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga.
Tuy nhiên, nhận định của Sankey lại trái ngược với báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (Phần Lan). Cụ thể, theo báo cáo, trong tháng đầu tiên EU cấm nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển và G7 áp giá trần, Moscow thiệt hại ước tính 160 triệu euro mỗi ngày (tương đương 174,3 triệu USD/ngày).
Tương tự ông Sankey, bà Vandana Hari - người sáng lập công ty phân tích Vanda Insights cho biết bà cũng hoài nghi về những hạn chế sắp tới đối với các sản phẩm tinh chế dầu. "Mức giá trần đối với dầu thô là không hợp lý", bà nói với CNBC.
Bà Hari cho rằng, mức giá trần đối với các sản phẩm dầu dự định được áp ở mức 100 USD/thùng đối với dầu diesel và các sản phẩm tinh chế sạch, còn các sản phẩm "bẩn" như dầu nhiên liệu sẽ vào khoảng 45 USD/thùng.
Nhưng theo bà, tất cả cũng sẽ trở nên vô nghĩa, vì dầu Nga vẫn được chào đón ở các thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ. "Năm ngoái, Trung Quốc và Ấn Độ đã được hưởng lợi khá nhiều từ việc giảm giá dầu thô của Nga và điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các sản phẩm tinh chế của Nga", bà Hari lưu ý và thêm rằng, mặc dù việc tìm thị trường cho những sản phẩm như vậy có thể phức tạp hơn đối với Moscow.
Theo Dân trí
-
Giá xăng dầu hôm nay (31/3): Giá dầu thô tăng mạnh
-
Goldman Sachs không còn kỳ vọng giá dầu đạt mức 100 USD vào năm 2023
-
Giá xăng dầu hôm nay (30/3): Dầu thô quay đầu giảm
-
Giá xăng dầu hôm nay (29/3): Lực hỗ trợ được củng cố, giá dầu tiếp đà tăng
-
Giá xăng dầu hôm nay (28/3): Giá dầu tăng vọt, Brent lên mức 77,67 USD/thùng
-
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ về hiệu quả và sự cần thiết
- Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Vietcombank
- Khai thác thị trường quốc tế và chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số
- Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế thị trường
- Sắp có văn bản chính thức về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/3/2023
- Tin tức kinh tế ngày 31/3: Việt Nam cần khoảng 12 tỷ USD đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt
- OPEC đã lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga cho Mỹ như thế nào?
- Bản tin Năng lượng xanh: Ngân sách 80 tỷ CAD của Canada đối phó với IRA của Mỹ để “không bị bỏ lại phía sau”
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- Triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn xăng dầu trị giá hơn 13 tỷ đồng
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30 lần trong quý I/2023
-
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Vietcombank
-
Khai thác thị trường quốc tế và chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số
-
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế thị trường
-
Sắp có văn bản chính thức về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng