Ba mẫu súng trường uy lực từng bị quân đội Mỹ hắt hủi

09:38 | 05/12/2018

673 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều loại súng có thiết kế hiện đại và đầy hứa hẹn, nhưng không vượt qua vòng thử nghiệm để được biên chế vào quân đội Mỹ.

Súng trường Pedersen trong một lần bắn thử. Video: Forgotten Weapons.

Quân đội Mỹ từng phát triển và đưa vào thử nghiệm nhiều mẫu súng trường uy lực phục vụ cho mục đích tác chiến trong các giai đoạn khác nhau. Nhiều khẩu súng trường có thiết kế hiện đại và tiềm năng lớn nhưng không thể vượt qua giai đoạn thử nghiệm để đưa vào biên chế đại trà vì nhiều lý do, theo National Interest.

Súng trường Pedersen

Súng trường bán tự động được quân đội các nước quan tâm rất lớn trong Thế chiến I, do tốc độ bắn cao hơn nhiều so với súng phát một truyền thống, giúp tăng đáng kể mật độ hỏa lực của mỗi binh sĩ. Tuy nhiên, các súng trường bán tự động đời đầu như RSC 1917 của Pháp hay Mauser Selbstlader 1916 của Đức đều bị chê là thô kệch, kém tin cậy và có độ giật quá lớn.

Sau Thế chiến I, lục quân Mỹ muốn sở một loại súng trường bán tự động mới để thay thế mẫu M1903 Springfield. Nhà thiết kế John Pedersen bắt đầu phát triển mẫu súng này trong thập niên 1920.

Súng trường Pedersen có thiết kế bệ khóa nòng kiểu khớp gập với hộp tiếp đạn 10 viên, sử dụng đạn 7x55 mm. Nhờ độ giật thấp hơn đạn 7,62x63 mm cho súng trường tiêu chuẩn, xạ thủ dùng súng Pedersen có thể bắn chính xác với tốc độ cao. Viên đạn vẫn có tầm bắn hiệu quả và mức sát cao, dù động năng thấp hơn đạn súng trường Springfield.

ba mau sung truong uy luc tung bi quan doi my hat hui
Súng trường Pedersen. Ảnh: Wikipedia.

Tuy nhiên, súng trường Pedersen vẫn có nhiều hạn chế. Thiết kế của nó đòi hỏi mỗi viên đạn cần được quét một lớp mỡ mỏng bên ngoài, khiến súng có nguy cơ bị hóc đạn khi sử dụng trong môi trường bụi bặm, khắc nghiệt. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với súng Pedersen là mẫu M1 Garand ứng dụng hệ thống trích khí với khóa nòng xoay ít bị kẹt đạn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, súng Pedersen không thể sử dụng đạn tiêu chuẩn 7,62x63 mm, vốn được lục quân Mỹ ưu tiên để đảm bảo khả năng hậu cần. Do đó, khi quân đội Mỹ ra yêu cầu súng trường bán tự động phải dùng đạn 7,62x63 mm vào năm 1932, mẫu Pedersen bị loại khỏi cuộc đua và chỉ có một số ít được sản xuất để thử nghiệm tại Anh. Khẩu M1 Garand được biên chế cho lục quân Mỹ vào năm 1936 và được tin dùng suốt Thế chiến II.

Armalite AR-10

Sau Thế chiến II, dòng M1 Garand nhanh chóng trở nên lạc hậu trước sự xuất hiện của súng AK Liên Xô. Quân đội Mỹ muốn phát triển mẫu súng trường có tốc độ bắn cao, khối lượng nhẹ và dễ sử dụng hơn.

Năm 1955, nhà thiết kế Eugene Stoner của công ty Armalite ra mắt súng trường AR-10 dùng đạn 7,62x51 mm NATO với thiết kế hiện đại, trong đó nòng, khóa nòng và báng súng nằm thẳng hàng để tăng khả năng kiểm soát. AR-10 được chế tạo từ vật liệu nhôm và sợi thủy tinh để giảm khối lượng, sử dụng tay cầm kiểu súng ngắm và thước ngắm nhô cao, giúp xạ thủ thoải mái tì má vào báng súng mà vẫn có thể duy trì đường ngắm. Ar-10 ứng dụng nguyên lý trích khí trực tiếp, giảm độ giật so với các mẫu súng như FN FAL và M1 Garand.

AR-10 được thử nghiệm vào thập niên 1950, nhưng nòng súng phức hợp làm từ ống thép mỏng bọc vỏ nhôm thường bị vỡ khi bắn, khiến nó không được Ủy ban Quân khí Mỹ lựa chọn. Dù vậy, AR-10 vẫn nhận được phản hồi tích cực từ các xạ thủ bắn thử nghiệm. Một xạ thủ khẳng định AR-10 là súng trường tự động hạng nhẹ tốt nhất từng bắn thử, nhưng bình luận này bị xóa khỏi báo cáo thử nghiệm.

ba mau sung truong uy luc tung bi quan doi my hat hui
Khẩu AR-10 kèm lưỡi lê. Ảnh: Wikipedia.

Ngay cả khi không gặp sự cố về nòng, AR-10 vẫn khó lòng được chọn vì nhà máy Springfield Armory muốn bảo vệ nguyên mẫu súng T-44 của họ trong cuộc đua. T-44 sau đó được quân đội Mỹ đưa vào biên chế với định danh M14.

AR-10 sau đó được nhiều nước sử dụng và nhận được phản hồi tích cực. Stoner và công ty Armalite tiếp tục phát triển biến thể AR-15 dùng đạn 5,56x45 mm, nó được biên chế trong quân đội Mỹ với tên gọi M16 để thay thế dòng M14.

Trong thập niên 1990, Stoner áp dụng những cải tiến từ khẩu M16A2 để cho ra phiên bản AR-10 hiện đại hóa với tên gọi SR-25. Mẫu súng này được đặc nhiệm Mỹ ưa chuộng vì độ bền và chính xác cao, ít phải bảo dưỡng như biến thể M14 bắn tỉa. Mẫu SR-25 mới nhất đang được lục quân Mỹ sử dụng đại trà với tên gọi M110 SASS.

HK G11

Cuối thập niên 1980, quân đội Mỹ triển khai chương trình đầy tham vọng có tên "Súng trường Chiến đấu Tối tân" (ACR) với mong muốn tăng tỷ lệ bắn chính xác lên tới 100% trên chiến trường khắc nghiệt nhờ các công nghệ mới. Dòng ACR dự kiến sẽ thay thế mẫu M16 trong biên chế quân đội Mỹ.

Có 4 mẫu súng vượt qua giai đoạn thiết kế để bước vào thử nghiệm. Mỗi loại được ứng dụng một phương thức khác nhau để tăng tỷ lệ trúng mục tiêu, trong đó hiện đại nhất là mẫu HK G11 ra đời năm 1974. Loại súng này dùng đạn không vỏ và có cơ chế khai hỏa đặc biệt, khiến xạ thủ chỉ cảm nhận được độ giật sau khi cả ba viên đạn đã rời nòng trong chế độ bắn ba viên một, giúp tăng độ chụm của đường đạn.

Súng trường G11 trong quá trình thử nghiệm. Video: Heckler & Koch.

G11 được trang bị hộp tiếp đạn 45 hoặc 50 viên, trong đó hai hộp có thể lắp sẵn trên súng để nạp đạn nhanh. Phiên bản G11K1 được đề xuất trang bị cho quân đội Đức, trong khi G11K2 tham gia thử nghiệm trong chương trình ACR.

Tuy nhiên, cả hai mẫu súng đều bị ngừng phát triển không lâu sau đó. Chương trình ACR cũng kết thúc với kết luận khẩu M16A2 vẫn đáp ứng được yêu cầu tác chiến, trong khi 4 mẫu súng tham gia thử nghiệm đều không đạt tỷ lệ trúng đích như yêu cầu.

Thiết kế của G11 trở thành cảm hứng để quân đội Mỹ đặt ra tiêu chí trong chương trình Vũ khí Tiểu đội Thế hệ mới (NGSW), bao gồm cơ chế dùng đạn không vỏ.

Theo Vnexpress.net

ba mau sung truong uy luc tung bi quan doi my hat huiBí mật súng trường bắn tỉa bảo vệ Tổng thống Putin?
ba mau sung truong uy luc tung bi quan doi my hat hui9 trường quân sự tuyển sinh bổ sung hơn 50 chỉ tiêu
ba mau sung truong uy luc tung bi quan doi my hat huiLính tinh nhuệ của Syria được trang bị súng AK siêu hiện đại?