Australia dự kiến áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 10 tới
![]() |
Australia cũng đang đàm phán với các quốc gia khác để tìm ra loại vaccine nào sẽ được công nhận trong các thỏa thuận bong bóng du lịch quốc tế, cùng với đó là việc triển khai kế hoạch thí điểm cách ly y tế tại nhà đối với những người nhập cảnh đã được tiêm đủ 2 liều vaccine.
Thủ tướng Australia Scott Morrison trước đây đã hứa rằng, việc đi du lịch nước ngoài có thể tiếp tục khi tỷ lệ tiêm chủng đối với người trên 16 tuổi đạt 80%. Cho đến nay, 39% dân số nước này đã đủ điều kiện, tương đương với hơn 8 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ.
"Cách ly tại nhà là bước đi tiếp theo. Và chúng tôi đang xem xét thời gian cách ly phù hợp", nhà lãnh đạo Australia hôm 7/9 cho biết.
Các công việc đang được tiến hành để cho phép tình trạng tiêm chủng của mọi người được liên kết với hộ chiếu. Hồi cuối tháng 7, một kế hoạch đã được công bố nhằm giúp người dân nước này có được chứng chỉ vaccine quốc tế dưới dạng mã QR. Chứng chỉ cũng sẽ sử dụng công nghệ "con dấu kỹ thuật số" được hỗ trợ bởi Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cùng với chính quyền các bang và vùng lãnh thổ của Australia cũng đang tăng tốc triển khai chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân.
Tính đến ngày 7/9, 63,8% dân số trên 16 tuổi tại Australia đã được tiêm 1 mũi vaccine và 39% được tiêm chủng đầy đủ.
Theo kế hoạch, các phiên bản hộ chiếu vaccine điện tử trên điện thoại và phiên bản cứng bằng giấy sẽ đều được chấp nhận tại Australia.
Philippines thí điểm thực hiện giải pháp mới chống dịch Covid-19 | |
Nhiều nước trên thế giới học cách chung sống với Covid-19 | |
New Zealand nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19 |
Bình An
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025