Niềm tin của doanh nghiệp châu Âu với Việt Nam
PV: Ông có thể cho biết kết quả khảo sát về chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2017 của DN châu Âu tại Việt Nam?
![]() |
Ông Gellert Horvath |
Ông Gellert Horvath: Hiện nay, EuroCham có khoảng hơn 900 thành viên tại Việt Nam, nhưng con số DN châu Âu có liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam có thể lên tới 2.000-3.000.
Các DN của chúng tôi đều cảm nhận được môi trường kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện rất nhiều. Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Chính phủ Việt Nam đã thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô tốt với lạm phát vẫn duy trì ở mức độ một chữ số. Môi trường kinh doanh ổn định đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Kết quả khảo sát chỉ số BCI quý IV/2017 của DN châu Âu tại Việt Nam cho thấy, gần 90% DN mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Euro Cham tin rằng, sự quan tâm đó sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa.
Theo kết quả khảo sát chỉ số BCI quý IV/2017, có tới 46,4% nhận định kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ ổn định và cải thiện trong quý tiếp theo; 40,6% nhận định tình hình sẽ được giữ nguyên như hiện tại. Về lạm phát, có tới 65,2% DN tham gia khảo sát tin tưởng lạm phát sẽ chỉ có tác động rất nhỏ đối với hoạt động của họ trong quý tiếp theo; 18,8% đánh giá sẽ không có ảnh hưởng gì và chỉ có 14,5% cho rằng có ảnh hưởng đáng kể (giảm từ mức 20% của quý II/2017).
Kết quả khảo sát BCI quý IV/2017 cho thấy, có tới gần 90% DN châu Âu mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Sự thật đáng tin cậy đó có thể tiếp tục truyền cảm hứng đối với Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa.
Kết quả khảo sát BCI quý IV/2017 cho thấy, có tới gần 90% DN châu Âu mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Sự thật đáng tin cậy đó có thể tiếp tục truyền cảm hứng đối với Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa. |
PV: Ông nhìn nhận thế nào về nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ Việt Nam thời gian qua?
Ông Gellert Horvath: Nhìn chung là theo hướng chuyển biến tích cực. Cách thức tiếp cận và tiến hành các thủ tục pháp lý có nhiều cải thiện, các thủ tục hành chính không cần thiết để các DN có thể triển khai kinh doanh hay muốn mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã được cắt giảm bớt...
Là cơ quan đại diện cho các DN châu Âu hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi cũng thường xuyên ghi nhận các ý kiến về các vấn đề vướng mắc mà DN gặp phải để phản ánh lên Chính phủ. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều cuộc gặp DN với Chính phủ và các nội dung đều được lắng nghe với thái độ cầu thị. Tôi nghĩ, làm việc với các DN và lắng nghe ý kiến từ các DN là rất cần thiết để Chính phủ, DN, xã hội và cả nền kinh tế cùng tiến lên.
Tôi cũng muốn dẫn lại kết quả khảo sát BCI quý IV/2017 vừa qua cho thấy, có tới gần 90% DN châu Âu mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, sự quan tâm và mong muốn đó có thể tiếp tục truyền cảm hứng cho Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa, đặc biệt liên quan đến những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý giúp Việt Nam hoàn thành cam kết theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).
PV: Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì EVFTA được xem là một thỏa thuận sáng tạo và đầy tham vọng. Khi EVFTA có hiệu lực, giao thương giữa hai bên sẽ tăng trưởng như thế nào, thưa ông?
Ông Gellert Horvath: Nhận định của chúng tôi về những lợi ích của EVFTA là một tương lai tươi sáng đang chờ đón quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam.
Một khi được phê duyệt và có hiệu lực, EVFTA sẽ tạo ra lực đẩy khổng lồ cho cả Việt Nam và EU, bắt đầu từ việc giảm thuế quan dần đối với rất nhiều loại hàng hóa. Việt Nam dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ thực hiện EVFTA. Tăng trưởng kinh tế ước tăng thêm 2,5% vào năm 2020, 4,6% vào năm 2025 và 4,3% hoặc cao hơn vào năm 2030 so với trước khi EVFTA có hiệu lực. Theo quan điểm này, so với hoạt động kinh doanh bình thường, dự báo Việt Nam có thể thu thêm được 3,2 tỉ USD năm 2020, 6,7 tỉ USD năm 2025 và 7,2 tỉ USD năm 2030. Điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể mức lương thực tế và thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam.
EVFTA sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trên tất cả các ngành và lĩnh vực. Hiệp định này còn cải thiện khuôn khổ pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thuế quan và các rào cản thương mại, nâng cao tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Vì vậy, EVFTA không chỉ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh giữa EU và Việt Nam, mà còn mang lại một tín hiệu rất tích cực cho thấy Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn và lý tưởng đối với các DN nước ngoài.
PV: Theo ông, đâu là những thách thức chính đối với kinh tế Việt Nam hiện nay? EuroCham có các khuyến nghị gì đối với Chính phủ Việt Nam?
Ông Gellert Horvath: Tôi nghĩ khi đến Việt Nam như một đối tác FDI thì một trong những vấn đề đáng quan tâm là cần có được chuỗi cung ứng tốt để hỗ trợ cho các DN trong nước có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề cấp phép cũng còn nhiều phức tạp, các vấn đề khác như giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động còn bất cập. Vấn đề visa và giấy phép cho người lao động nước ngoài cũng còn khá nhiều thủ tục phức tạp… Tuy nhiên, về tổng thể thì kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh đều khá tích cực.
Trong những thách thức kể trên, tôi cho rằng, giáo dục và đào tạo nghề là đặc biệt quan trọng, vì các DN luôn rất cần lao động có tay nghề tốt. Còn về môi trường kinh doanh thì việc có được một khung khổ pháp lý, chính sách tốt và có thể dự báo được để cho các DN chủ động triển khai đầy đủ trong thực tế. Đây là điều quan trọng không kém, nhất là khi Việt Nam đang hướng đến tăng trưởng bền vững. Bởi chỉ khi triển khai tốt các quy định, chính sách đã đưa ra và khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường thì khi đó các DN mới có thể hoạt động bền vững. Chính vì vậy, cùng với xuất bản Sách Trắng hằng năm thì bắt đầu từ năm ngoái, chúng tôi cũng xuất bản thường niên cuốn Sách Xanh để góp phần hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững ở Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo ông Joaquim Torrinha - Phó giám đốc EuroCham Việt Nam, trong quý IV/2017, có trên 60% DN thành viên EuroCham làm ăn tốt, số DN thua lỗ chỉ chiếm chưa đến 3%; 50% số DN tham gia khảo sát cho biết, sẽ tuyển thêm nhân lực trong thời gian tới. Đáng chú ý, có 50-60% các DN có nguyện vọng đầu tư thêm vào Việt Nam. |
Đông Nghi - Xuân Hinh
-
Cái chết từ từ của các doanh nghiệp châu Âu
-
Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam
-
Bức tranh môi trường kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp châu Âu
-
Cơ hội mới cho các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam
-
Doanh nghiệp châu Âu đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 của Việt Nam
-
Shell bán một trong những tài sản quan trọng tại Singapore
-
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ả Rập Xê-út khi giá dầu ở mức thấp
-
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
-
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng “khủng”, trữ lượng hơn 2.000 tấn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/4: OPEC+ nhất trí về kế hoạch mới