Cái chết từ từ của các doanh nghiệp châu Âu

21:35 | 09/03/2023

811 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Châu Âu từng là trung tâm của sự đổi mới và phát triển. Nhưng hiện nay, vì sao ngày càng nhiều gã khổng lồ công nghiệp chuyển dời việc sản xuất của họ?
Cái chết từ từ của các doanh nghiệp châu Âu

Hóa đơn tiền điện đắt đỏ và bộ máy quan liêu đang bóp nghẹt ngành công nghiệp châu Âu, tạp chí Spiked viết. Các công ty châu Âu đang chết từ từ.

Công ty hóa chất lớn nhất thế giới BASF vừa tuyên bố giảm sản lượng ở châu Âu, đóng cửa một số công ty tại Đức và sa thải gần 2.600 nhân viên. Một trong những lý do được đưa ra là giá hydrocarbon tăng cao, nhưng không quên đề cập đến các yếu tố quan trọng không kém khác. Thực tế là thị trường châu Âu đã mất dần tính cạnh tranh toàn cầu vì bộ máy quan liêu và mức thuế “cắt cổ”. Cuối cùng, khách hàng châu Âu sẽ phải nhập khẩu các sản phẩm hóa chất đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ.

Châu Âu từng là trung tâm của sự đổi mới và phát triển. Vậy tại sao rất nhiều gã khổng lồ công nghiệp quyết định di dời việc sản xuất của họ? BASF và ngành công nghiệp hóa chất Đức không phải là những người duy nhất rời khỏi châu Âu hiện nay. Tập đoàn Volkswagen gần đây cũng thông báo rằng hầu hết việc sản xuất của họ sẽ sớm được chuyển từ Đức sang Mỹ.

Thoạt nhìn, châu Âu và Mỹ vẫn là những nền kinh tế vững mạnh nhất thế giới. Nhưng hầu hết các xu thế kinh tế hiện nay không hứa hẹn về một viễn cảnh tươi đẹp cho phương Tây.

Người tiêu dùng châu Âu và châu Mỹ đang phải đối mặt với mức giá cao. Đây là thời điểm mà các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Hoa Kỳ, cố gắng đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, vào năm ngoái, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã xây dựng lò phản ứng hạt nhân thứ ba trong vòng 10 năm.

Năng lượng tái tạo được giải thích như một biện pháp cho các vấn đề khí hậu và biến động giá hydrocarbon? Công ty Boreas đã phải đệ trình một báo cáo sinh thái dài 13.275 trang về việc lắp đặt tuabin gió ngoài khơi bờ biển Anh ở Norfolk.

Đức sẽ cần xây dựng 43 sân vận động sử dụng năng lượng mặt trời, 1.600 máy bơm nhiệt cũng như 27 nhà máy điện gió trên bờ và 4 nhà máy điện gió ngoài khơi để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi xanh vào năm 2030. Có thể nói, đây là nhiệm vụ bất khả thi.

Trung Quốc trả đũa các lệnh trừng phạt, giới doanh nghiệp châu Âu lo ngạiTrung Quốc trả đũa các lệnh trừng phạt, giới doanh nghiệp châu Âu lo ngại
Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt NamCác doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam
Đẩy mạnh cơ hội hợp tác “Kinh doanh nông nghiệp Việt Nam - EU”Đẩy mạnh cơ hội hợp tác “Kinh doanh nông nghiệp Việt Nam - EU”

Nh.Thạch

AFP