Những tín hiệu khả quan
![]() |
Tiến sĩ Cấn Văn Lực |
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này là 14,02% đến tháng 8-2017 xuống còn 11,45%. Đây là kết quả đáng mừng cho sự nỗ lực của Chính phủ cùng các cơ quan quản lý trong việc thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Trong đó, mục tiêu của đề án là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.
Ngoài các giao dịch cá nhân việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày của các doanh nghiệp càng phổ biến, đặc biệt trong các hoạt động về thuế, phí.
Sau 1 tháng thực hiện đề án nộp thuế điện tử 24/7 của Tổng cục Hải quan, đã có hơn 1.500 giao dịch thành công với hơn 200 tỉ đồng tiền thuế được nộp qua Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan và con số vẫn đang tiếp tục tăng theo từng ngày.
Theo Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 11-2017, đã có hơn 2,7 triệu giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền hơn 469 nghìn tỉ đồng; cả nước đã có hơn 631.000 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, chiếm 99,82% tổng số doanh nghiệp. |
Mặc dù việc thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được một số thành quả nhất định, nhưng để áp dụng một cách toàn diện phương thức thanh toán điện tử ở nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự chung tay và nỗ lực từ nhiều phía.
Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Phạm Hồng Hải cho rằng, việc giảm thanh toán tiền mặt sẽ đem lại nhiều lợi ích, bao gồm cả phòng chống trốn thuế, minh bạch hóa về tài chính và tạo thêm tài chính bao trùm, cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng mà ngân hàng không với tới được, như vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí những người nghèo ở thành phố. Vì thế, khi cải thiện phương tiện thanh toán sẽ làm thay đổi và phát triển thêm lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Các nước trên thế giới, thường đưa ra một khuôn khổ nhất định cho các công ty Fintech là các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ hoạt động và đưa ra các gói sản phẩm để thử nghiệm tính hiệu quả của giải pháp thanh toán điện tử. Nếu thấy hiệu quả họ sẽ đưa ra các quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của các công ty Fintech. Hy vọng xu hướng này ở Việt Nam sẽ được đưa vào áp dụng và thử nghiệm nhiều tính năng mới hơn của Fintech nhằm thay đổi toàn cảnh bức tranh về thanh toán của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC cũng cho biết, từ phía ngân hàng, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn nhiều, chủ yếu là do các ngân hàng vẫn chưa cung cấp thêm được các tiện ích cho khách hàng để họ có thể chuyển hoàn toàn qua thanh toán không dùng tiền mặt.
![]() |
Ở một góc độ khác, chuyên gia tài chính kinh tế, TS Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV nhận định: “Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ tài chính số khi hành vi khách hàng và các công ty Fintech đang có tốc độ phát triển nhanh. Thế nhưng, Việt Nam đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong việc thay đổi hình thức thanh toán từ tiền mặt sang phi tiền mặt. Những khó khăn này không chỉ đến từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mà còn từ thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng đã lâu đời và ăn sâu vào lối sống”.
Theo ông Cấn Văn Lực, muốn phát triển thanh toán điện tử cần phải tăng cường truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử, đặc biệt cần phải giải tỏa tâm lý lo ngại của người dân đối với an toàn của thanh toán điện tử. Hơn nữa, các cơ quan quản lý cần tăng cường, có hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan, của DN, khách hàng cũng như bản thân các định chế tài chính khi cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; cần hạ tầng công nghệ thông tin ổn định, đảm bảo để trong quá trình tác nghiệp không có sự cố xảy ra.
Quyết định số 2545/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 có nội dung: Đến cuối năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt; thực hiện mục tiêu của kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và các cơ sở phân phối hiện đại có thể chấp nhận thiết bị thẻ…); tập trung phát triển thanh toán không sử dụng tiền mặt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020… |
Mỹ Hạnh - Song Nguyễn
-
Shell bán một trong những tài sản quan trọng tại Singapore
-
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ả Rập Xê-út khi giá dầu ở mức thấp
-
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
-
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng “khủng”, trữ lượng hơn 2.000 tấn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/4: OPEC+ nhất trí về kế hoạch mới