Coi chừng thủng dạ dày vì ăn, uống “vô tội vạ”

10:28 | 29/01/2015

613 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù còn 3 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng dường như đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối năm là những cuộc gặp gỡ, nhậu nhẹt lại diễn ra với mật độ dày đặc. Đồng nghĩa với lượng rượu, bia, thực phẩm được nạp vào cơ thể một cách “vô tội vạ”…

Thói quen ăn uống, sinh hoạt thay đổi cộng với lượng rượu, bia dung nạp vào cơ thể trong một lúc quá nhiều chính là những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe mỗi người. Đặc biệt, đối với nam giới thì nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, xơ gan…

Anh Đông, 34 tuổi, ở Hà Nội có nhiều mối quan hệ làm ăn nên thường xuyên phải tiếp khách. Dù anh rất ý thức dùng thuốc “giải rượu” trong mỗi cuộc nhậu nhưng khoảng nửa tháng trở lại đây anh thấy khó chịu, râm ran trong bụng. Rồi sau một bữa nhậu “tới bến” với đối tác, về nhà anh chóng mặt, đau bụng, buồn nôn. Tuy nhiên, lần này anh nôn ra rất nhiều máu, kèm theo đi ngoài cũng ra máu. Khi đi khám, bác sĩ cho biết anh bị xuất huyết tiêu hóa do sử dụng quá nhiều rượu, bia.

Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu. Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối. Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường. Loét xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều acid hoặc khi niêm mạc dạ dày đã sẵn bị tổn thương do một nguyên nhân khác. Sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn.

Coi chừng thủng dạ dày vì ăn, uống “vô tội vạ”

Uống tinh nghệ nano curcumin hàng ngày cũng là một cách bảo vệ dạ dày, phòng tránh viêm loét dạ dày tái phát.

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, để phòng tránh viêm loét dạ dày, mọi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh bị những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày tái phát hành hạ. Vì đây là bệnh có thể bị tái phát và cơ chế gây bệnh liên quan đến chế độ ăn uống.

Đó là ăn uống điều độ, đúng giờ và thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi. Nên ăn ít các thức ăn xào, rán khó tiêu, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu. Tránh các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê. Tránh ăn những thức ăn có mảnh sắc, dai cứng như xương băm, sụn, tôm, cua, cá rán... Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, hay quá no vì ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, có khi chảy máu, quá no lại làm dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn tiêu hoá thức ăn. Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không vui chơi quá độ để ảnh hưởng đến sức khoẻ; chú ý phòng chống lạnh tốt, mặc đủ ấm, ngủ ấm, không để cơ thể bị nhiễm lạnh. Đồng thời, uống tinh nghệ nano curcumin hàng ngày cũng là một cách bảo vệ dạ dày, phòng tránh viêm loét dạ dày tái phát.

Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại hiệu quả với bệnh viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin. Thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, phục hồi nhanh các tổn thương và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt nam đã sản xuất thành công nano curcumin với tên gọi Cumargold, chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tái phát.

Biến chứng của viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu, chóng mặt, có máu trong phân, buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn; đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị, dù đã uống thuốc chống loét nhưng vẫn không hết đau, có thể làm thủng dạ dày gây đau bụng rất dữ dội. Vì thế, khi có có triệu chứng viêm đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, đầy bụng, đau xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải… mọi người nên đi khám để được điều trị.

 

P.V