Lạm phát kịch hài nhảm:

Hủy hoại dân trí – hạ tầm văn hóa

06:00 | 30/01/2016

1,646 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói như vậy về thực trạng phim hài, kịch hài trên sân khấu và trên sóng truyền hình hiện nay khi trao đổi với Báo Năng lượng Mới nhân dịp đón Xuân Bính Thân.

PV: Thưa đạo diễn Đỗ Minh Tuấn! Thời gian gần đây, các chương trình hài kịch trên sóng truyền hình bùng nổ như một thứ “mốt” nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả. Tuy nhiên, khán giả dường như đã “ngán” cách pha trò của các chương trình này, anh nghĩ sao về sự bùng nổ này?

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Sự bùng nổ các chương trình hài, tiểu phảm hài dễ dãi và lặp lại các chiêu trò gọi nhẹ là dễ dãi, gọi nặng là rẻ tiền trên TV hiện nay có mấy nguyên nhân. Thứ nhất là các kênh TV xã hội hóa bùng nổ quá nhiều nhưng trình độ sản xuất chương trình nói chung và các chương trình giải trí nói riêng chưa tương ứng. Nguyên nhân đầu tiên là do các kênh, các chương trình xã hội hóa còn nhiều bị động và hạn chế về đội ngũ sáng tác, về kinh phí đầu tư, về thời gian sản xuất chương trình dẫn đến một giải pháp tình thế là làm mội cách để lấp đầy sóng, để không thủng sóng. Kinh phí ít nên phải thuê các nghệ sĩ hạng vừa thậm chí nghiệp dư, phải sản xuất cấp tập một buổi vài chương trình để tiết kiệm. Vì thế không có sự đầu tư đủ thời gian và tài năng  nghẹ thuật cho các chương trình.

Thứ hai, là quan niệm về mục tiêu và “sứ mệnh” của các chương trình hài còn dễ dãi, đơn giản và thực dụng, dẫn đến tiếng cười hiện đang được bày bán trên sóng truyền hình như một hàng hóa giải trí rẻ tiền, hoặc bán kèm các hàng hóa khác như quảng cáo, chưa phải là những tiếng cười có sứ mệnh giáo dục, có mục tiêu văn hóa và có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nếu đặt yêu cầu chất lượng văn hóa nghệ thuật cao hơn phải xem lại việc bán sóng mở kênh tràn lan hiện nay, coi đó như một hành vi hủy hoại dân trí và hạ tầm văn hóa.

huy hoai dan tri ha tam van hoa
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn

PV: Nhiều người tạm chia hài kịch hiện nay thành 2 dòng: Hài nhảm và hài … có văn hóa. Anh thấy cách chia này như thế nào?

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Có nhiều cách phân loại phim hài kịch hài, nhưng chia làm hai loại như thế cũng phù hợp với thực trạng kịch hài phim hài hiện nayHài nhảm là tên gọi để chỉ những tác phẩm, tiểu phẩm hài dễ dãi, vừa thiếu chiều sâu tư tưởng, xã hội, vừa chọc cười khán giả bằng những thủ pháp thô tục, mòn sáo hay sống sượng, tạo ra những tiếng cười cơ giới, bản năng. Còn hài có văn hóa là những tác phẩm đem đến cho người xem tiếng cười nghệ thuật gắn với trí tưởng tưởng tượng và  cảm hứng thẩm mỹ, thông qua các hình tượng nghệ thuật làm phát lộ cái lố lăng kệch cỡm tầm thường, cơ giới trong những vỏ bọc nghiêm trang, sang trọng, khiến cho người xem vừa bật cười khi phát hiện ra bản chất thực của nhân vật, vừa đứng cao hơn những nhân vật đó. Những tác phẩm bi hài kịch có thể làm người xem cười ra nước mắt. Như bộ phim hài “Dịch cười” của tôi  có những khán giả xem vừa cười vừa khóc.

PV:  Có ý kiến cho rằng phim hài, kịch hài lên ngôi, đặc biệt là hài nhảm, bởi … khán giả thích thế. Khá nhiều đạo diễn khi được hỏi đều trả lời, họ được “thuê” để làm phim, họ phải có trách nhiệm với đồng tiền của nhà sản xuất, bởi vậy - hài nhảm trở thành một phương án an toàn, anh đánh giá sao về vấn đề này?

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn:  Nói như vậy là mặc nhiên tuyên án cho sự thấp kém của công chúng, làm như là công chúng chỉ thích hài nhảm nên làm hài nhảm mới ăn khách, thu hồi được vốn và có lãi cho nhà sản xuất. Khán giả cũng là sản phẩm của xã hội, của thời đại và của chính nền văn nghệ đương thời tạo ra nên một nền văn nghệ tầm thường sẽ tạo ra những lớp công chúng tầm thường. Nhưng thực tế, nhiều tác phẩm hài trí tuệ và nghệ thuật vẫn rất ăn khách, hay đúng hơn, ăn khách vì chính chất lượng nghệ thuật của nó. Thời chiến tranh, bao cấp, khán giả mang tiếng là dân trí thấp, nhưng những tác phẩm họ tiếp xúc lại giàu chất tư tưởng, chất trí tuệ…Thập kỷ 80, có những vở hài kịch trí tuệ diễn ở Nhà hát lớn như Eroxtrat, Hồn Trương Ba Da hàng thịt, Bệnh sỹ …khán giả xếp hàng dài để mua vé vào xem chật rạp.

huy hoai dan tri ha tam van hoa
Một cảnh trong phim hài "Để Mai tính 2"

Bây giờ nếu khán giả thích hài nhảm với những “trò nhời” quen thuộc là do các nghệ sỹ hài thường xuyên đem đến cho họ những món ăn nghệ thuật đó. Họ buộc phải thích các món ăn nấu vội đó chứ không phải dân trí thấp chỉ thích xem hài nhảm. Nếu đem đến cho họ những chương trình hài nghệ thuật và trí tuệ thì họ vẫn thích thú. Như các chương trình hài “Đời cười”, “Xóm hóng”, “Internet về làng”… của Nhà hát Tuổi trẻ hay các chương trình Táo quân của Đài THTW chứa đựng hàm lượng vấn đề xã hội và hàm lượng trí tuệ khá lớn, nhưng vẫn thu hút đông đảo các khán giả ở mọi lứa tuổi, có chương trình diễn ba bốn suất một ngày. Như vậy có thể nói khán giả thích cả cao lương mỹ vị lẫn ngô khoai, không có tiệc sang thì họ vẫn ăn ngô khoai bình thường, chứ không phải họ chỉ thích ngô khoai.

PV : Liệu việc nghệ sĩ khi diễn hài nhảm có tự biến mình thành hề không, thưa anh? Khán giả họ cười đấy, nhưng cũng sẽ đánh giá trình độ của nghệ sĩ hài ngay đấy…

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn – Hề không phải là một danh hiệu xấu và thấp kém. Các anh hề cỡ thế giới như hề Saclo, đã đem lại nguồn vui bất tận và nhưng cảm xúc nhân văn cao cả cho nhân loại. Nhưng trên thế giới cũng có những nhân vật hề gây ấm ảnh tiêu cực trong đời sống, như Joker, một chú hề do hai họa sỹ Bob Kane và Bill Finger của hãng truyện tranh DC Comics tạo ra với khuôn mặt trắng bệch, tóc xanh lá cây, làn môi đỏ chót được coi là chú hề ám ảnh nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều người trên thế giới có cảm giác bất an; thậm chí khóc, ngất xỉu… khi nhìn thấy khuôn mặt những chú hề. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là sự sợ hãi từ lúc còn nhỏ do bị ám ảnh với một chú hề ác, kinh dị do thông tin đại chúng tạo ra. Từ thực tế đó ta có thể hiểu câu nói rằng trên TV hiện nay nhiều khi các diễn viên hài “tự biến mình thành hề” là một lời cảnh báo chon nguy cơ tiếng cười dễ dãi thiếu nhân văn, tiếng cười thương mại khai thác những cái xấu cái ác một cách thiếu thẩm mỹ đến một độ nào đó có thể trở thành cái tầm thường ám ảnh xã hội, hủy hoại nhân cách, tâm trí và cảm xúc văn hóa của con người.

PV. Xin cám ơn Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn! 

huy hoai dan tri ha tam van hoa

Đạo diễn Nguyễn Tranh: Phim hài vẫn lên ngôi

Điều đáng buồn nhất của phim Việt bây giờ là khán giả vẫn chỉ chuộng thể loại hài. Và chỉ làm phim này mới có thể chắc thắng về mặt doanh thu.

huy hoai dan tri ha tam van hoa

Nghệ sĩ Quốc Anh: “Nhiều nghệ sĩ đang khiến hài… rẻ tiền”

“Sính hài, rồi đổ xô đi làm hài bất chấp mọi giá, không có kinh nghiệm… nhiều nghệ sĩ đang làm hài một cách rẻ tiền" - Nghệ sĩ Quốc Anh chia sẻ.

huy hoai dan tri ha tam van hoa

Khi phim hài không thể gây cười…

(Petrotimes) - Phim hài mà không thể gây cười là thất bại. Nhưng không phải vì phim không có tình tiết để chọc cười mà là tình tiết ấy quá ngô nghê và nhảm!

Vương Tâm

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.