Đờn ca tài tử: Nỗi lo thương mại hóa

06:59 | 07/12/2017

685 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo Giáo sư Trần Văn Khê, để bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử (ĐCTT), điều quan trọng nhất là đừng để loại hình nghệ thuật này bị biến chất.

Bảo tồn ĐCTT thời hội nhập

Trải qua chiều dài của lịch sử, ĐCTT đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ nổi danh, ở Vĩnh Long có Tống Hữu Định - người có công đưa ĐCTT tiến thêm một bước gần đến sân khấu là ca ra bộ, tiền thân của sân khấu cải lương; Trần Quang Quờn - Trưởng nhóm ĐCTT miền Tây; Trương Duy Toản - nhà soạn nhạc nổi tiếng...

Hiện Vĩnh Long có trên 197 câu lạc bộ ĐCTT, các câu lạc bộ này thường xuyên sinh hoạt định kỳ hằng tháng, còn hằng quý thì sinh hoạt, giao lưu theo cụm (khoảng 3-5 xã hợp lại) như tại huyện Vũng Liêm, thị xã Bình Minh… để trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao kỹ năng và trình độ nghệ thuật. Qua đó, số người am tường 20 bài bản Tổ được nâng lên đáng kể.

don ca tai tu noi lo thuong mai hoa
Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử là nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách

Tuy nhiên, đặc thù của nghệ thuật ĐCTT là truyền khẩu và truyền ngón nghề trực tiếp, mà trong bối cảnh hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật mới hiện đại đã du nhập vào nước ta, mở ra nhiều sự lựa chọn cho mọi người trong việc thưởng thức nghệ thuật, nên ĐCTT rất dễ bị biến dạng, mai một và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Thêm vào đó, lực lượng kế thừa của loại hình nghệ thuật này cũng dần hạn chế, một số gia đình nghệ nhân nổi tiếng nhưng con cái lại không nối nghiệp. Các câu lạc bộ thường xuyên tổ chức sinh hoạt định kỳ, song đa phần phát triển tự phát, nội dung sinh hoạt không đa dạng.

Đổi mới cách sinh hoạt

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nên xem lại cách tổ chức sinh hoạt ĐCTT của các thiết chế văn hóa hiện nay. Việc thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm và tổ chức liên hoan, giao lưu có thể tạo được phong trào về mặt bề nổi, nhưng bảo tồn di sản theo cách này vẫn còn nhiều điểm chưa ổn. Cụ thể, nhiều nghệ nhân tham gia liên hoan là để lấy giải, lấy tiếng nên chỉ trau chuốt một số bài “tủ” để dự thi. Hệ thống hơn 100 bài bản đờn ca tài tử do vậy cứ rơi rụng dần. Việc chạy theo bề nổi còn dẫn tới hệ lụy khác là nhiều dàn đờn ngày càng thiếu vắng các loại nhạc cụ như tiêu, sáo, tỳ bà, đàn tranh.

Những năm gần đây, công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ĐCTT tại TP HCM đã được thực hiện khá tốt với sự quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng người dân. Theo số liệu mới nhất, trên địa bàn TP HCM, hiện đang có 118 câu lạc bộ ĐCTT với hơn 2.000 tài tử đờn, tài tử ca tham gia sinh hoạt và nhiều hoạt động hội thi, liên hoan… liên tục được tổ chức. Con số tuy khá lạc quan nhưng thực tế cho thấy, không ít cuộc liên hoan, hội thi chỉ đậm tính phong trào, đơn giản và hời hợt. Có trường hợp địa phương thành lập câu lạc bộ ĐCTT để biểu diễn phục vụ là chính, kiểu tâm lý quận, huyện khác có câu lạc bộ ĐCTT thì quận, huyện mình cũng phải có) chứ chưa thực sự là điểm hẹn của những người yêu thích ĐCTT.

Hiện Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM đang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thí điểm dạy ca và nhạc cổ cho học sinh một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Song song đó, Nhạc viện TP HCM cũng đã hoàn tất đề án dạy cho học sinh mẫu giáo làm quen với âm nhạc dân tộc và ĐCTT, đề án sẽ được hoàn thiện, đưa vào thực hiện trong thời gian sớm nhất. Theo Giáo sư Trần Văn Khê, để bảo tồn và phát triển ĐCTT, điều quan trọng nhất là đừng để loại hình nghệ thuật này bị biến chất. ĐCTT trước đây là cuộc chơi trong gia đình, trong làng, xóm, thậm chí có thể chơi trong phòng hoặc trong khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy, việc “thương mại hóa” loại hình nghệ thuật này trong đời sống kinh tế sẽ làm mất đi bản chất thật sự của nó.

Nỗi lo biến tướng

Thạc sĩ Hoàng Hương, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam TP HCM lo lắng, nếu không cẩn thận, ĐCTT dễ trở thành thứ hàng hóa, nơi mà nghệ nhân chơi theo đơn đặt hàng, làm mất đi sự tao nhã của tình tri âm, tri kỷ, sự phóng khoáng mang tinh thần “là bạn bè thì tấp vô chơi” vốn có của loại hình âm nhạc này.

Trên địa bàn TP HCM, hiện đang có 118 câu lạc bộ ĐCTT với hơn 2.000 tài tử đờn, tài tử ca tham gia sinh hoạt và nhiều hoạt động hội thi, liên hoan… liên tục được tổ chức.

Một vấn đề khác còn khiến giới nghiên cứu lo âu hơn, đó là những biểu hiện biến dạng của sinh hoạt ĐCTT do ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế - xã hội và đời sống công nghiệp khiến con người chịu nhiều sức ép. Khi tiến hành khảo sát một số liên hoan, phỏng vấn nhiều nghệ nhân, Thạc sĩ Hoàng Hương cho biết, bà phát hiện người ta trình diễn lẫn lộn giữa phong cách tài tử và phong cách cải lương. Nhiều nghệ nhân chỉ thuộc “tủ” một số bài trong hệ thống 20 bài bản Tổ, trong khi nhạc tài tử được phát triển lên đến hơn 100 bài bản.

Suy cho cùng, bảo tồn là nỗi lo không của riêng ĐCTT, mà còn là nỗi trăn trở của các bộ môn nghệ thuật dân gian Việt Nam nói chung. Một nhà nghiên cứu văn hóa khác cũng bày tỏ: “Nếu thế hệ trẻ không học nghề và tiếp nối đúng cách, toàn bộ giá trị của di sản phi vật thể sẽ mất vĩnh viễn theo sự ra đi của lớp thế hệ nghệ nhân già. Đây chính là mối lo lắng lớn nhất của sự nghiệp bảo tồn”.

Tùng Lâm

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.