Cầm bằng đại học đi đâu?

07:00 | 10/10/2015

1,788 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trường đại học mọc lên như nấm, tuyển sinh vô tội vạ… kéo theo hệ lụy là rất nhiều sinh viên ra trường cầm được tấm bằng mà không biết về đâu…!

Chưa kết thúc kỳ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2015 nhưng nhiều trường đã tự dừng tuyển sinh và đang đứng trước nguy cơ “đóng cửa” vì không tuyển được sinh viên.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3 vẫn còn đến 11 trường ĐH, 23 trường CĐ còn “ngóng” thí sinh. Mặc dù trường đã dùng đến hai phương án tuyển sinh là vừa xét tuyển bằng kết quả học tập năm lớp 12 THPT và xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, nhưng đến giờ Trường ĐH Công nghiệp Việt - Hung vẫn còn thiếu đến 600 chỉ tiêu cho hệ ĐH chính quy.

Tương tự, Trường ĐH Công nghệ Đông Á cũng còn đến 800 suất cho hệ đại học chính quy. Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An còn thiếu hơn 300 chỉ tiêu cho hệ đại học. Mặc dù trường này tỏ ra khá “chu đáo” khi chú ý đến vấn đề học bổng trong thời gian chiêu sinh như vạch ra các mức học bổng dành cho thí sinh đăng ký vào các ngành đặc thù, hỗ trợ chỗ ở miễn phí trong năm đầu tiên cho các sinh viên ở khu vực vùng sâu, vùng xa… thì đến nay cũng rất ít thí sinh chịu nộp hồ sơ vào trường.

Một trong những trường gặp khó trong kỳ tuyển sinh năm nay là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, còn thiếu đến 2.300 chỉ tiêu cho hệ ĐH. GS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm nay, trường dự kiến năm nay tuyển 5.000 chỉ tiêu. Tuy nhiên, sau khi tuyển đợt 1 và đợt 2 có gần 2.000 em nhập học. Đợt 3 có 124 em nộp hồ sơ, may ra khoảng một nửa số này nhập học. Như vậy chúng tôi vẫn còn thiếu khoảng hơn một nửa sinh viên so với dự kiến”.

Vì không tuyển được sinh viên nên nhiều trường đã tính đến việc bỏ bớt các ngành học, đơn cử như Trường ĐH Dân lập Phương Đông. Mặc dù đã tận dụng triệt để hình thức tuyển sinh vừa thông qua học bạ và kết quả thi THPT quốc gia 2015 nhưng đến đợt tuyển sinh lần thứ 4, trường vẫn còn thiếu tới 300 chỉ tiêu cho hệ ĐH chính quy.

Nhiều khoa của trường có nguy cơ phải đóng cửa khi mọi năm đã ít sinh viên theo học thì năm nay lại chỉ tuyển được khoảng 10 thí sinh.

Từ tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu, nhiều trường đang phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động đào tạo… Ngoài việc đóng cửa các ngành học không có sinh viên, nhiều trường đã nghĩ đến việc cắt giảm số lượng giảng viên.

Ông Vũ Văn Phán, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông chia sẻ: Tâm lý của các thí sinh bây giờ vẫn trọng học ĐH. Không vào được công lập họ mới vào dân lập, đương nhiên những trường Top trên vẫn được chú ý hơn, không vào được Top trên thì họ mới vào Top dưới. Nhiều thí sinh còn các định vào hệ CĐ, để liên thông lên ĐH.

cam bang dai hoc di dau
(Ảnh minh họa)

Một bài toán đặt ra là chúng ta đang có quá nhiều trường ĐH. Con số thống kê cụ thể từ Bộ Giáo dục & Đào tạo là cả nước có trên 400 trường, bình quân mỗi tỉnh/thành có gần 7 trường.

Thực tế thì tình trạng không tìm được thí sinh đã xuất hiện từ những kỳ tuyển sinh trước. Nhưng năm nay, nó được thể hiện rõ nét hơn thông qua cách tuyển sinh mới mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã “hào phóng” dành đến 4 đợt tuyển sinh, để các thí sinh có cơ hội đi học ĐH. Không những vậy, chỉ tiêu tuyển sinh mà Bộ Giáo dục & Đào tạo dành cho các trường ĐH công lập cũng tăng lên theo từng năm.

Theo số liệu của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục & Đào tạo, chỉ tiêu của các trường hằng năm tăng lên nhanh chóng. Năm 2001 số chỉ tiêu là 165.570, thì năm 2014 đã lên 640.000 chỉ tiêu. Như vậy chỉ trong hơn 10 năm, số chỉ tiêu đã phình lên 3 - 4 lần kể cả hệ ĐH lẫn CĐ.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng: Điều này làm cạn kiệt nguồn tuyển sinh của các trường Top giữa và Top cuối.

Ông Khuyến chỉ ra rằng, động thái tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành trong các trường một phần sẽ làm giảm thương hiệu của các trường công.

Thêm nữa, hơn 400 trường ĐH, CĐ trên cả nước vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Theo Lê Viết Khuyến nếu tính thêm các trường thuộc khối Đảng và trường dạy nghề thì cũng tới 700 trường. Quả thực, 700 trường là con số biết nói. Tưởng chừng như chúng ta đang tiến tới phổ cập giáo dục cấp ĐH?! Và nếu nhìn vào con số này, dễ dàng lý giải được tại sao ngày càng nhiều trường không tuyển được thí sinh.

Chúng ta có cần nhiều trường đào tạo cấp ĐH, CĐ hay trung cấp nghề đến vậy? Riêng trung cấp dạy nghề, theo thống kê chưa chính thức thì những năm gần đây cũng "nở rộ" với con số lên tới hơn 200 trường.

Ông Lê Viết Khuyến đặt ra rằng: Nếu như nước ngoài trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực trong trường mà có sự định hướng thì ở ta nhiều trường chỉ đào tạo 1-2 chuyên ngành. Việc mở các trường đơn lẻ ngày càng nhiều, chú trọng đến số lượng chứ không phải chiều sâu đã thể hiện sự manh mún trong giáo dục đào tạo, để rồi không cấp đào tạo nào… đến đâu.

Thực tế thì nhiều năm trở lại đây, việc nhà nhà, người người đua nhau “cầm” cho bằng được tấm bằng ĐH, đã khiến tấm bằng không còn cao quý như trước. Số lượng trường ĐH nhiều nhưng thử hỏi những trường đạt chất được đáng là bao?

Việc đào tạo theo kiểu thả nổi, giao phó cho các trường quyết định tuyển sinh dẫn tới ngành thừa, ngành thiếu nhân lực. Rõ ràng không phải tất cả nhưng con số cử nhân thất nghiệp khi ra trường ngày càng cao cũng đã phản ánh rõ chất lượng giáo dục ở xứ ta hiện nay. Sinh viên ra trường không có việc làm, trường ĐH cũng đang chết mòn vì không thu hút được sinh viên… Nên việc xem xét, quy hoạch và tái cấu trúc lại các trường ĐH, CĐ xem ra đã trở nên vô cùng cấp bách.

Chỉ ra tính cần thiết của vấn đề TS Lê Viết Khuyến cho rằng: Những hệ quả này xuất phát từ chính sách và nó đã xảy ra như cảnh báo. Không hẳn các trường không tuyển được sinh viên vì chất lượng giáo dục không tốt. Ví như Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, những năm trước không bao giờ có chuyện thiếu chỉ tiêu. Như tôi đã nói, cách tăng chỉ tiêu cho các trường công lập vô tình “giết chết” các trường ĐH ngoài công lập.

Để cạnh tranh, các trường phải tự tìm cách chiêu sinh với đủ các điều kiện. Tuy nhiên, cũng có những trường thực sự không tuyển được thí sinh qua nhiều năm, thì từ đây Bộ Giáo dục & Đào tạo phải có những chính sách khác phù hợp hơn như hạn chế chỉ tiêu, hoặc cương quyếtđình chỉ tuyển sinh đối với các trường yếu kém. Đã đến lúc cần có hành lang pháp lý cụ thể thế nào là một trường đủ điều kiện hoạt động. Và đã đến lúc cần nhìn nhận lại việc tuyển sinh ở các trường, phải cải tiến sao cho phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu lao động cần thiết của đất nước.

 

 

 

Huyền Anh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.