Xây dựng Trung tâm lưu trữ Bảo tàng ảnh quốc gia
Thời gian gần đây, Việt Nam đã được sự giúp đỡ của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Wallonie – Bruxelles, đặc biệt là Bảo tàng ảnh Charleroi (Bỉ), hỗ trợ, tư vấn về chính sách bảo vệ di sản ảnh và xây dựng Bảo tàng ảnh tại Việt Nam. Đây là bảo tàng chuyên ngành, độc đáo chưa từng có ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, vừa được hoàn thành.
Tòa nhà Bảo tàng ảnh quốc gia cao 8 tầng, rộng 1.200m2, diện tích sử dụng 3.825m2, cách trung tâm Hà Nội 10km, nằm trong khu cơ quan hành chính (vùng Trung Hòa, Cầu Giấy), thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo tàng ảnh, các hoạt động giao lưu, truyền thông, tổ chức sự kiện, đào tạo nhiếp ảnh, sản xuất ảnh. Thời gian tới, có thể gọi đây là “ngân hàng” lưu trữ ảnh của cả nước và là nơi giao lưu của các nhiếp ảnh gia, nơi mua bán, trao đổi ảnh không chỉ trong nước và phục vụ khách quốc tế.
Đặc biệt, hiện nay, kho tàng ảnh của Thông tấn xã Việt Nam là nơi lưu trữ rất nhiều tư liệu ảnh quý báu, nhưng thời gian qua vẫn chưa có điều kiện để trưng bày. Bảo tàng ảnh sẽ đóng góp phần nào làm cầu nối để đưa những tư liệu này đến công chúng.
Bà Pascale Delcomminette, Chánh Văn phòng Thủ hiến Wallonie – Bruxelles (Bỉ) chia sẻ thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra là ngoài vấn đề lưu giữ, cần nghĩ tới việc đóng góp của di sản ảnh trong công tác giáo dục, tổ chức các đoàn tham quan đến từ các trường học. Cần biến nơi đây là nơi trung tâm gặp gỡ, giao lưu trao đổi để giới văn nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia sinh hoạt và hoạt động văn hóa.
Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho biết ý tưởng của Hội là sẽ biến đây thành Trung tâm Lưu trữ Bảo tàng ảnh Quốc gia, hoạt động với nhiều chức năng chứ không riêng lĩnh vực bảo tàng ảnh.
Hội thảo "Vai trò di sản và Bảo tàng ảnh trong cuộc sống đương đại” khẳng định di sản ảnh là một bộ phận tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay di sản ảnh chưa thực sự được quan tâm để bảo vệ một cách có chiến lược và kế hoạch.
Việt Nam cũng như toàn nhân loại sẽ rất thiệt thòi nếu như loại hình di sản này bị mai một do sự lãng quên hoặc thiếu sự gắn kết để bảo vệ. Vì vậy, nó cần được giới thiệu và sử dụng để phục vụ đời sống xã hội, là điều kiện để con người học tập, thưởng thức văn hóa.
Theo Vietnam+
-
Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
-
Thông xe 20km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Bước đột phá trong kết nối hạ tầng vùng Đông Nam Bộ
-
[Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
-
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc