World Bank khuyến nghị Việt Nam đẩy mạnh số hóa sau dịch Covid-19

13:38 | 20/05/2020

368 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dịch Covid-19 đã cho thấy chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và phải thúc đẩy càng nhanh càng tốt. Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đề xuất một số biện pháp hành động cho cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam để tăng cường tác động của các chính sách đổi mới kỹ thuật số trong thời gian sắp tới.    
world bank khuyen nghi viet nam day manh so hoa sau dich covid 19Giá trị giao dịch số hóa tăng giúp nhiều ngân hàng duy trì tăng trưởng trong mùa dịch
world bank khuyen nghi viet nam day manh so hoa sau dich covid 19Bộ Công Thương thúc đẩy số hóa trong công nghiệp
world bank khuyen nghi viet nam day manh so hoa sau dich covid 19Doanh nghiệp tư nhân khó khăn số hóa

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione cho rằng, với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, Covid-19 có thể coi là một hồi chuông nhắc nhở các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đẩy mạnh quá trình số hóa.

Bởi lẽ, việc đảm bảo kinh doanh liên tục trong thời đại hiện nay gần như là bất khả thi nếu không có công nghệ phù hợp. Một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, trong thời kỳ kinh tế số, chắc chắn sự gián đoạn sẽ ít nghiêm trọng hơn so với một doanh nghiệp kinh doanh theo truyền thống.

world bank khuyen nghi viet nam day manh so hoa sau dich covid 19
World Bank khuyến nghị Việt Nam đẩy mạnh số hóa sau dịch Covid-19

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Singapore năm 2019, việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn có thể làm tăng năng suất và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lần lượt là 26% và 17%.

Từ góc độ kinh tế vĩ mô, việc số hóa doanh nghiệp cũng có thể giúp tăng cường hoạt động kinh tế của một quốc gia. Theo ước tính, việc số hóa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ASEAN có thể tạo ra thêm 1,1 nghìn tỷ đô la giá trị GDP trên toàn khu vực vào năm 2025.

“Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn có thể bắt đầu quá trình số hóa bằng cách sử dụng các dịch vụ được cung cấp qua Cổng dịch vụ công quốc gia từ hôm nay”, đại diện World Bank nói.

Đối với Chính phủ, World Bank đề xuất việc triển khai dịch vụ công trực tuyến nên bắt đầu từ việc đơn giản hóa các quy trình kinh doanh. Bởi cho dù có bao nhiêu dịch vụ được cung cấp trực tuyến chăng nữa, mà nếu những dịch vụ đó không giúp làm giảm thời gian và chi phí giao dịch cho doanh nghiệp thì cũng không mang lại nhiều ý nghĩa đối với họ.

Điều quan trọng là Chính phủ hiểu rõ những vấn đề có thể làm phát sinh nhiều thời gian và chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ để tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ.

Dữ liệu và thông tin được khởi tạo và thu thập thông qua Cổng thông tin, chẳng hạn như chi tiết giao dịch trực tuyến và phản hồi, sẽ là điểm khởi đầu để chính phủ phân tích các lĩnh vực còn vướng mắc và giải pháp để gỡ bỏ rào cản cho doanh nghiệp trong quy trình hiện tại.

Các cơ sở dữ liệu khác như đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, giấy phép xây dựng, nộp thuế cũng sẽ là những điểm định hướng hữu ích nếu được phân tích nhằm tối ưu hóa dịch vụ công trực tuyến.

“Chính phủ có thể đóng vai trò là nền tảng khởi động để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển kỹ thuật số nhanh chóng hơn”, World Bank nhấn mạnh.

Tú Anh