Vượt qua thách thức dạy con tại nhà
![]() |
Yêu con không đồng nghĩa với việc chiều chuộng
Nếu cha mẹ luôn là người gánh vác hết cho con cái những vất vả, khổ cực, đứa con sẽ dần quen việc núp sau cha mẹ che chở, vậy thử hỏi mai sau khi cha mẹ không còn hoặc không thể che chở cho chúng thì chúng sẽ phải đối mặt như thế nào?
Một đứa trẻ thụ động, yếu đuối và không có khả năng gánh vác cuộc sống thì việc nuôi bản thân đã khó vậy làm sao chúng có thể chăm sóc cha mẹ. Thói quen nuông chiều sẽ giết chết tương lai đứa trẻ. Hơn nữa khi chúng khổ thì những người bên cạnh chúng cũng sẽ khổ, và khổ nhất sẽ chính là cha mẹ.
Yêu con là giúp con có một định hướng tương lai xa
Là cha mẹ ai cũng sẽ yêu thương con mình theo cách riêng, người thì chọn cách luôn giữ con bên mình nhưng người thì chọn cách giúp chúng tự trưởng thành từng ngày và làm những điều chúng muốn. Chúng ta có thể cùng con lớn lên nhưng không thể cùng con đi hết cuộc đời. Đến một thời điểm nào đấy trong cuộc đời chúng ta bắt buộc phải để con tự lập. Vì vậy, cha mẹ cần sáng suốt định hướng cho cuộc sống của con một cách tốt nhất.
Yêu con là để con tự nếm trải nỗi vất vả
Nhiều bậc cha mẹ không yêu cầu con làm bất cứ việc nhà nào vì sợ sẽ khiến con mệt mỏi và ảnh hưởng đến việc học. Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ hoàn toàn mất khả năng tự chăm sóc bản thân, chỉ biết trông chờ vào cha mẹ, thậm chí cảm thấy mọi việc cha mẹ làm cho mình là điều hiển nhiên mà coi thường, không biết ơn. Hãy để con làm từ việc nhỏ nhất để chúng hiểu được giá trị của sự vất vả, giá trị của lao động mà cố gắng hơn trong cuộc sống.
Yêu con là để con tự nếm trải nỗi thất vọng
Cuộc đời mỗi con người không thể tránh khỏi những lúc thăng trầm, đó là một phần của sự trưởng thành. Khi mọi thứ suôn sẻ, con không cần phải kiêu ngạo và tự mãn, khi con gặp những khó khăn hay vấp ngã chúng cũng biết cách vượt qua.
Những thăng trầm là lẽ thường tình của cuộc sống, những bước lùi chỉ mang tính thời điểm, rồi đến lúc mặt trời sẽ mọc lại. Sự thất vọng là một thử thách đối với một đứa trẻ, nếu đứa trẻ thậm chí không thể chịu đựng được sự thất vọng thì làm sao nó có thể giành được thành công của cuộc đời một cách suôn sẻ?
Yêu con là giúp con có thói quen tự đọc - tự học
Bạn biết đấy, đối với những gia đình bình thường, đọc sách vẫn là cách hữu hiệu nhất để thay đổi vận mệnh của họ. Đọc sách có thể thay đổi đẳng cấp của một người, thu nhập của một người, kiến thức của một người...
Trên đời này, cuộc sống không có đường tắt, nhưng đọc sách là con đường thực sự tương đối dễ dàng. Vì vậy khi trẻ muốn bỏ cuộc, cha mẹ phải tàn nhẫn và dạy con không được bỏ cuộc giữa chừng. Không đau đớn không thành công.
Một ngày nào đó đứa trẻ sẽ hiểu rằng sự khổ luyện của ngày hôm nay sẽ mở đường rộng hơn trong tương lai và hướng nó đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Yêu con là dạy con biết lắng nghe lời phê bình
Mặc dù bây giờ mức độ sai lầm chúng gây ra thường sẽ nhỏ tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không được phép chủ quan với sai lầm của con.
Khi trẻ mắc lỗi phải phê bình kịp thời, điều này chính là để trẻ biết cách điều chỉnh hành vi và không tái phạm trong tương lai. Biết lắng nghe lời phê bình sẽ giúp đứa trẻ biết cách lắng nghe, rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong tương lai.
Muốn tốt cho con hãy giúp trẻ làm quen với những kỷ luật nghiêm khắc để con rèn rũa bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Hãy nhớ: Cha mẹ nghiêm khắc chắn chắn con cái sẽ có tiền đồ. Là cha mẹ ai cũng muốn con mình có thể phát huy hết tiềm năng, sống có ước mơ và chủ động trong học tập và cuộc sống.
Việt Châu
-
Xuân Bắc lần đầu chia sẻ hình ảnh con trai Bi béo sau ồn ào
-
5 bài học cha mẹ nên dạy con trong thời kỳ đại dịch
-
Người đánh bắt tôm hùm già nhất ở vịnh Maine vẫn chưa muốn nghỉ hưu
-
Làm gì để giữ nguồn năng lượng tích cực trong thời gian giãn cách?
-
Lực hấp dẫn
-
Chiêm ngưỡng căn nhà triệu USD mang phong cách Santorini
- Hà Nội: Ngày 31/5 sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 của từng trường
- 11 công trình, sáng kiến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục
- Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Vinh danh 2 nhà khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
- 45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe
- Hà Nội: Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ các kỳ thi và tuyển sinh
- Học phí TPHCM có thể sẽ tăng gấp 5 lần năm học tới
- Tôn vinh 2 nữ giáo sư đạt Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
- Hà Nội tăng hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trung tâm giáo dục thường xuyên
- Hà Nội: 103 trường THPT ngoài công lập áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ
- Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao
-
Hà Nội: Ngày 31/5 sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 của từng trường
-
11 công trình, sáng kiến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục
-
Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
Vinh danh 2 nhà khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
-
45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe

Con người có thể trồng cây… trên Mặt Trăng
- Tử vi ngày 21/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tràn đầy năng lượng, Bảo Bình nóng vội
- Tử vi ngày 20/5/2022: Tuổi Tý việc không như ý, tuổi Ngọ cơ hội phát tài
- Tử vi ngày 20/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu cơ hội tỏa sáng, Sư Tử cô đơn
- Tử vi ngày 19/5/2022: Tuổi Sửu may mắn sự nghiệp, tuổi Thìn làm gì cũng thuận
- Tử vi ngày 19/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải nhạy cảm, Bọ Cạp nhiệt tình
- Tử vi ngày 18/5/2022: Tuổi Dần đang đi đúng đường, tuổi Tuất rắc rối tài chính
- Tử vi ngày 18/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương gây thiện cảm, Song Ngư dễ tổn thương
- Tử vi ngày 17/5/2022: Tuổi Mão tiểu nhân cản trở, tuổi Mùi thu lợi về tay