Vì sao xuất khẩu gạo trở nên “ảm đạm”?
Tại hội nghị sơ kết tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 do Bộ Công Thương tổ chức, Bộ này cho rằng, tình hình xuất nhập khẩu gạo trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian qua.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ, nguồn cung lúa, gạo trên thế giới được dự báo là sẽ tăng do sản lượng của các nước sản xuất lớn tăng như: Ấn Độ tăng 2,87 triệu tấn, Thái Lan tăng 138 ngàn tấn, Campuchia tăng 79 ngàn tấn… Những nguyên nhân này khiến cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trở nên “ảm đạm”.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo đạt 2,76 triệu tấn (giảm 6,3%), trị giá đạt khoảng 1,18 tỷ USD (giảm 20,4%) so với cùng kỳ năm 2018. Giá gạo xuất khẩu trung bình 5 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 427,5 USD/tấn, giảm khoảng 76,8 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang 3 thị trường Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đạt 1,44 triệu tấn thì trong 5 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 239 ngàn tấn, giảm hơn 85%.
Theo nhận định, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu gạo tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nguồn cung lúa gạo của các nước sản xuất lớn tăng cùng với yếu tố giảm nhập khẩu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Indonesia.
Trong khi đó, theo dự kiến năm 2019, nước ta có 7 triệu tấn gạo hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, những tháng còn lại của năm nay, nhiệm vụ của ngành xuất khẩu gạo rất nặng nề.
Trong tình hình này, ngoài tác động từ ngành chức năng, 177 doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam phải chủ động đa dạng hóa thị trường, ứng dụng công nghệ vào tìm kiếm và khai thác thị trường, kết nối sản xuất theo hướng hữu cơ.
Về lâu dài, ngành công thương và ngành nông nghiệp trong nước phải bàn lại cơ cấu sản phẩm gạo và diện tích sản xuất lúa hàng hóa cho phù hợp nhu cầu thị trường, xem xét lại lịch thời vụ để giảm chi phí thu hoạch và bảo quản…
Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, nhiệm vụ còn lại của năm 2019 rất nặng nề, trong đó có việc tiêu thụ hết lúa vụ Hè Thu cho nông dân. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải có sự linh hoạt cao độ trong tìm thị trường mới để thay thế những thị trường giảm nhập khẩu. Cơ cấu gạo xuất khẩu cũng thay đổi để thích nghi với thị trường mới. Hướng đến mục tiêu cơ bản nhất là thông qua xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ hết lúa hàng hóa với mức giá có thể bảo đảm lợi ích cho nông dân.
M.L
![]() |
![]() |
![]() |
-
Tin tức kinh tế ngày 14/4: Vốn từ Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 28/2: Dự báo giá cước vận tải biển nội địa ở mức cao
-
Tin tức kinh tế ngày 27/2: Ngân sách dành 900.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp
-
Tin tức kinh tế ngày 20/2: 100.000 tấn gạo trắng Việt Nam sắp xuất sang Bangladesh
-
Tin tức kinh tế ngày 7/2: Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới thấp nhất trong 13 tháng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan