Vì sao "xe dù, bến cóc" cứ tồn tại hết năm này qua năm khác?
Trong 6 bến xe là Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Lương Yên và Nước Ngầm nằm tại khu vực nội thành Hà Nội thì có 5 bến xe từ nhiều năm trở lại đây đều trong tình trạng xuống cấp và quá tải.
Bến xe Giáp Bát ngày càng quá tải.
Đơn cử như Bến xe Mỹ Đình công suất thiết kế năm 2004 là 600 lượt xe/ngày, nhưng từ năm 2009 đến nay đã có 1.300 lượt xe/ngày tại bến xe này (cao hơn hai lần so với công suất). Không chỉ Bến xe Mỹ Đình, mà 4 bến xe là Giáp Bát, Gia lâm, Lương Yên và Nước Ngầm cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Diện tích bến xe không tăng, số lượng xe vào bến ngày càng tăng. Nếu như trước đây một xe vào bến được lưu lại 20 phút để đón khách, nay chỉ còn từ 5-10 phút, trong khi hành khách đi xe ngày càng giảm. Nhiều xe khi ra khỏi bến chỉ có 1/3 số khách, mặc dù lái xe đã sử dụng đội ngũ “cò” để bắt, lôi kéo khách đi xe.
Cảnh xe "dù", bến "cóc" trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Để bảo đảm doanh thu, hầu hết các xe khách sau khi ra khỏi bến đều chạy tốc độ “rùa” loanh quanh trên đường phố rồi dừng, đỗ bừa bãi bắt khách, tranh giành khách, gây mất trật tự an toàn giao thông, khiến đường phố Hà Nội rơi vào tình trạng ùn tắc.
Theo ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, các bến xe trên địa bàn TP đều quá tải, số lượng xe vượt quá nhu cầu đi lại của người dân nên xe dừng, đỗ bừa bãi để bắt khách, xe “dù” bến “cóc” tồn tại từ nhiều năm qua ở Hà Nội.
Nhiều ý kiến cho rằng để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, điều đầu tiên, quan trọng nhất là quy hoạch lại các bến xe trong nội thành đã vượt quá năng lực vận tải, công suất thiết kế…
Vĩnh Yên
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025