Vì sao Trung Quốc không tham dự hội nghị thượng đỉnh thế giới đầu tiên về kim loại hiếm?

08:02 | 03/10/2023

404 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào ngày 28 tháng 9, tại Paris, đại diện của 47 quốc gia tiêu dùng và sản xuất đã đáp lại lời mời của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và tham dự hội nghị thượng đỉnh thế giới đầu tiên về “những kim loại hiếm”: lithium, coban hoặc thậm chí là niken. Đây là những vật liệu cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng, ví dụ để sản xuất pin ô tô. Nhân dịp này, ông Fatih Birol - giám đốc IEA, đã trả lời phỏng vấn báo Le Monde và giải thích lý do vì sao Trung Quốc không tham dự hội nghị thượng đỉnh này.
Vì sao Trung Quốc không tham dự hội nghị thượng đỉnh thế giới đầu tiên về kim loại hiếm?
Ông Fatih Birol - giám đốc IEA

Le Monde: Vì sao ta có hội nghị thượng đỉnh này?

Fatih Birol: Ngành năng lượng sạch đang chuyển động và chuyển động rất nhanh. Vài năm s trời và ô tô điện, thì cần có những khoáng sản hiếm như lithium, coban, magie và than chì. Thế nhưng, tất cả những khoáng sản quan trọng này đều chỉ tập trung ở một số ít quốc gia. Và chúng chủ yếu được tinh chế tại một quốc gia rộng lớn: Trung Quốc.

Vì vậy, chúng tôi cảm thấy điều quan trọng là phải mời tất cả các quốc gia cùng ngồi vào chung một bàn, và mời tất cả các công ty khai thác mỏ lớn, tổ chức xã hội dân sự, giới học viện để thảo luận về cách chúng tôi có thể đảm bảo tính sẵn có cho những khoáng sản hiếm, giúp mở rộng ngành năng lượng sạch. Chúng tôi cũng muốn xem liệu có thể cùng nhau thực hiện những bước nào.

Le Monde: Nguyên nhân là vì đâu mà Trung Quốc không đến dự? Và liệu ngài có nghĩ rằng mình sẽ thuyết phục được Trung Quốc cùng chia sẻ món quà, và từ bỏ thị phần của những nguyên liệu hiếm này không?

Fatih Birol: Lời mời đã được gửi đến tất cả các quốc gia mới nổi trên thị trường nguyên liệu này hoặc đang bắt đầu tiêu thụ chúng. Nhưng những nước nào muốn đến cuộc họp của chúng tôi thì đều đã đến. Điều đó có nghĩa là chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. Đất nước này có thị phần lớn trong khoáng sản hiếm, đặc biệt là về mặt tinh chế. Câu hỏi đặt ra là, liệu các quốc gia khác có thể tham gia vào lĩnh vực tinh chế hay không, vì điều quan trọng ở đây, là ta phải đa dạng hóa cơ cấu năng lượng và nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Nếu ta chỉ dựa vào một công ty, một quốc gia duy nhất, thì ta sẽ luôn đối mặt với rủi ro không chỉ về mặt địa chính trị. Đó có thể là một trận động đất, một vụ hỏa hoạn công nghiệp.

Do đó, tốt nhất là nên đa dạng hóa nguồn cung và hi vọng rằng những quốc gia khác cũng sẽ được đóng góp vào lĩnh vực khoáng sản hiếm. Vấn đề không phải là Trung Quốc hay những nước khác, mà quan trọng là chúng ta có đủ khoáng sản hiếm với giá cả phải chăng hay không, nhằm giữ nguyên tiến độ sản xuất ô tô điện và tấm pin mặt trời.

Le Monde: Chúng ta làm điều đó như thế nào? Làm thế nào để chúng ta đạt được sự đa dạng hóa này?

Fatih Birol: Tôi nghĩ các chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp khuyến khích cho các công ty và nhà đầu tư – những doanh nghiệp muốn xây dựng nhà máy tinh chế, những người muốn tìm kiếm nguồn khoáng sản hiếm và khai thác chúng. Đây là điều chúng tôi đang thảo luận với nhiều chính phủ. Và họ bắt đầu nhận ra rằng nếu không có những khoáng sản hiếm, ta không thể tạo ra những chiếc ô tô điện, những tấm pin mặt trời hay turbine gió với số lượng vô tân. Vì vậy, tất nhiên các chính phủ phải tham gia, phối hợp với các công ty khai thác mỏ. Hầu hết tất cả những công ty khai thác mỏ lớn đều có mặt tại hội nghị của chúng tôi và chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất thú vị.

Điều đó nói lên rằng, sử dụng bền vững những vật liệu này là điều rất quan trọng. Và khi ta khai thác những khoáng sản hiếm, cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi. Chúng ta không thể khai thác và bỏ đi. Quá trình khai thác phát sinh rất nhiều tác động. Trước hết, chúng tôi muốn những tác động này được hạn chế. Và sau đó, điều quan trọng là cộng đồng bị ảnh hưởng phải được bồi thường.

Le Monde: Tuy lấy danh nghĩa vì cuộc chiến chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu, nếu hành động quá nhanh chóng, thì tác động xã hội và môi trường từ việc khai thác mỏ sẽ lớn hơn. Ngài có sợ điều này không? Ngài có đề nghị gì về chủ đề này?

Fatih Birol: Chúng ta phải đảm bảo rằng ở mọi giai đoạn, tất cả các biện pháp được thực hiện đều tôn trọng những tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Trong quá khứ, và ngày nay ở một số quốc gia, ngành khoáng sản hiếm có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề quản trị nhà nước. Do đó, cần phải đảm bảo tôn trọng những quy tắc quản trị tốt.

Le Monde: Hội nghị thượng đỉnh về lộ trình năng lượng hạt nhân mới cũng sẽ được tổ chức vào ngày 28 và 29 tháng 9. Đó là một hội nghị thượng đỉnh do Pháp và Cơ quan Năng lượng Hạt nhân của OECD tổ chức. Chính phủ Pháp xem năng lượng hạt nhân là điều cần thiết nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu và hạn chế khí thải. Ngài có nghĩ rằng đây là một lộ trình tốt?

Fatih Birol: Tôi tin rằng năng lượng hạt nhân là một phần không thể thiếu trong cơ cấu năng lượng của chúng ta. Chúng tôi đã thấy điều này trong gần 20 năm. Nhiều chính phủ đã thay đổi quan điểm ở chỗ này chỗ kia, nhưng chúng tôi luôn tin rằng việc sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vì an ninh năng lượng và năng lực cạnh tranh kinh tế của các quốc gia. Năng lượng hạt nhân đang quay trở lại trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Pháp. Tôi rất vui khi biết Tổng thống Macron đặt năng lượng hạt nhân tại vị trí trọng tâm trong cơ cấu năng lượng của Pháp và hơn thế nữa.

Le Monde: Kịch bản phát thải ròng bằng 0 của IEA chỉ ra rất rõ ràng: Không còn chỗ cho những dự án khai thác hydrocarbon mới nếu chúng ta muốn tôn trọng Thỏa thuận Paris. Trong khi đó, những quốc gia như Senegal đang khẳng định quyền sử dụng tài nguyên của họ dưới danh nghĩa phát triển đất nước. Ngài có suy nghĩ gì về điều này?

Fatih Birol: Trước hết, nếu thế giới muốn đáp ứng các mục tiêu về khí hậu theo thỏa thuận Pari,s thì chúng ta phải giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Không có cách nào khác. Và nếu chúng ta giảm sử dụng dầu khí thì những mỏ dầu khí hiện tại cũng đủ đáp ứng cho lượng nhu cầu đang suy giảm. Nhưng có thể có những trường hợp ngoại lệ, bao gồm cả châu Phi.

Nhìn chung, châu Phi chiếm khoảng 20% ​​dân số thế giới. Tỷ lệ phát thải toàn cầu của châu Phi là khoảng 3%. Chẳng hạn, hãy nói về khí đốt tự nhiên ở châu Phi. Nó sẽ không được sử dụng để sản xuất điện vì họ sẽ chủ yếu dùng năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, nhất là năng lượng mặt trời. Nhưng ta cần có những nguồn năng lượng khác, nếu không thì ta sẽ dùng gì cho ngành công nghiệp thực phẩm? Ta sẽ xây dựng nên ngành công nghiệp xi măng như thế nào? Ngày nay, chúng ta không thể làm điều này chỉ với năng lượng tái tạo và châu Phi cần đến chúng. Vì vậy, châu Phi có thể sử dụng nguồn khí đốt tự nhiên của mình. Và chúng tôi đã thực hiện một số tính toán. Nếu châu Phi không thể khai thác hết những mỏ khí đốt tự nhiên hiện đã được phát hiện, thì tỷ lệ phát thải toàn cầu hiện nay của châu Phi (3%) chỉ tăng lên 3,4%. Không có gì đáng kể. Chúng ta không nên có quan điểm giáo điều. Khi nói đến châu Phi, chúng ta nên hết sức cẩn thận.

Nga tiếp cận nhiều mỏ kim loại và đất hiếm ở châu PhiNga tiếp cận nhiều mỏ kim loại và đất hiếm ở châu Phi
Pháp lập quỹ đầu tư kim loại hiếmPháp lập quỹ đầu tư kim loại hiếm
EU tìm cách giảm phụ thuộc vào kim loại hiếm của Trung QuốcEU tìm cách giảm phụ thuộc vào kim loại hiếm của Trung Quốc
Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên về kim loại hiếm, Nga và Trung Quốc không tham giaHội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên về kim loại hiếm, Nga và Trung Quốc không tham gia

Ngọc Duyên

AFP