Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên về kim loại hiếm, Nga và Trung Quốc không tham gia

16:49 | 29/09/2023

235 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đồng được sử dụng để vận chuyển điện từ tuabin gió ngoài khơi đến đất liền; lithium, coban và niken cho pin ô tô. Đó là một phần trong quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm mục đích ngừng tiêu thụ dầu khí, than đá và giảm phát thải CO2 nhưng lại khiến kim loại rơi vào tình trạng thiếu hụt.
Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên về kim loại hiếm, Nga và Trung Quốc không tham gia

Thứ Năm (ngày 28/9), đại diện của 47 quốc gia tiêu dùng và sản xuất - ngoại trừ Trung Quốc và Nga - đã gặp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên dành cho "kim loại quan trọng", loại vàng đen mới mà thế giới đang tranh giành, được tổ chức ở Paris dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), với mục đích vẽ ra những đường nét đầu tiên trong "ngoại giao kim loại".

Nhiều vấn đề được đặt ra tại hội nghị: Làm thế nào để đảm bảo và đa dạng hóa nguồn cung? Làm thế nào để tăng sản lượng? Làm thế nào để tránh những vấn đề xã hội và môi trường do khai thác mỏ gây ra? Làm thế nào để huy động các nguồn tài chính khổng lồ cần thiết để khởi động các cơ sở khai thác mới và phát triển hoạt động tái chế?

Các ông chủ của các đơn vị khai thác mỏ khổng lồ BHP và Rio Tinto của Úc hay Tập đoàn Sociedad Quimica y Minera của Chile, và các gã khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu thô như Glencore và Trafigura, cũng góp mặt tại hội nghị. Ngoài ra, còn có sự tham gia của ông chủ của Sàn giao dịch kim loại London (LME), Matthew Chamberlain, các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ và các nhà khoa học.

"Cần có nhiều dự án khai thác và tái chế hơn từ đây đến năm 2030 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp", IEA nhấn mạnh trong bản phân tích.

Cơ quan quốc tế

Theo IEA, việc điện khí hóa phương tiện giao thông vào năm 2040 sẽ dẫn đến nhu cầu về lithium tăng hơn 40 lần ở cấp độ toàn cầu, khoảng 20 lần đối với coban và niken, và hơn 3 lần đối với đồng trong các kịch bản khử carbon tương thích với Thỏa thuận Paris về khí hậu năm 2015.

Tuy nhiên, một số người cho rằng nguy cơ thiếu hụt các kim loại quan trọng "không phải là vấn đề lớn", Tổng Giám đốc IEA, ông Fatih Birol, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với AFP. "Có hai vấn đề cần giải quyết: thứ nhất, hoạt động điều chế kim loại đang rất tập trung ở Trung Quốc. Thứ hai, quy trình khai thác và luyện kim phải bền vững cả về môi trường lẫn xã hội", ông nói thêm.

Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần 70% sản lượng đất hiếm. Về mảng pin, Trung Quốc đã điều chế khoảng 67% coban, 62% lithium, 60% mangan và 32% niken trên thế giới.

Đối với coban, Trung Quốc chỉ sản xuất ra khoảng 1% quặng nhưng lại tham gia vào hơn 2/3 quá trình điều chế toàn cầu. Tương tự với đồng, Trung Quốc sản xuất ra 8% lượng quặng toàn cầu nhưng quá trình điều chế chiếm tới 41%. Về phần mình, Nga chiếm 37% sản lượng palladium toàn cầu vào năm 2021, 13% titan, 10% bạch kim, 9% niken và 5% nhôm.

Hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm (28/9) có thể là "bước đầu hướng tới việc thành lập một cơ quan chuyên trách", đặc biệt là xung quanh IEA và Ngân hàng Thế giới, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc hoặc G20. Việc thành lập một cơ quan quốc tế về khoáng sản và kim loại sẽ mở ra không gian đối thoại giữa các quốc gia sản xuất và tiêu dùng, đồng thời cho phép áp đặt các tiêu chí quản lý xã hội cũng như môi trường trong các lĩnh vực sản xuất chính.

Nga tiếp cận nhiều mỏ kim loại và đất hiếm ở châu PhiNga tiếp cận nhiều mỏ kim loại và đất hiếm ở châu Phi
Pháp lập quỹ đầu tư kim loại hiếmPháp lập quỹ đầu tư kim loại hiếm
EU tìm cách giảm phụ thuộc vào kim loại hiếm của Trung QuốcEU tìm cách giảm phụ thuộc vào kim loại hiếm của Trung Quốc

Anh Thư

AFP