Vì sao sự phụ thuộc của EU vào LNG Mỹ lại đầy rủi ro?

14:51 | 30/01/2024

2,982 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các biện pháp trừng phạt toàn diện của phương Tây đối với Nga đã dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng của Nga sang châu Âu, cũng như việc Mỹ mở rộng ảnh hưởng LNG ở lục địa này.
Vì sao sự phụ thuộc của EU vào LNG Mỹ lại đầy rủi ro?
Một cảng xuất khẩu LNG ở Nga. Ảnh TASS

Bloomberg đưa tin, sự phụ thuộc ngày càng tăng của châu Âu vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đang “ngày càng rủi ro hơn” trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden quyết định ngừng cấp giấy phép xuất khẩu mới cho loại nhiên liệu này.

Hãng thông tấn Mỹ cảnh báo rằng mặc dù Mỹ vẫn là “đồng minh lớn trong G7 của EU với sức mạnh kinh tế vượt trội và sự ổn định chính trị tương đối, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, ngay cảmột quốc gia thân thiện cũng mang lại rủi ro”.

Bloomberg cho biết: “Quyết định của Châu Âu đổi khí đốt của Nga lấy LNG của Mỹ thay vì chuyển hướng mạnh mẽ hơn sang năng lượng tái tạo có nghĩa là an ninh năng lượng của châu Âu vẫn phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, như mùa bão Đại Tây Dương hay mưu đồ chính trị ở Washington, DC”.

Hãng tin này tiếp tục, các nhà kinh doanh năng lượng ở châu Âu sẽ phải tính đến các sự kiện cách xa hàng nghìn dặm, bao gồm cả việc ngừng hoạt động tại các nhà máy ở Vùng Vịnh hoặc những đợt rét đậm đột ngột từ Houston đến Quảng Châu, “có thể vẽ lại bản đồ cho các giao dịch có lợi nhuận chỉ sau một đêm”.

Bloomberg cũng dẫn lời Ira Joseph, một cộng tác viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia, nói rằng sự phụ thuộc của châu Âu vào LNG của Mỹ sẽ tiếp tục tăng nếu “khí đốt của Nga không xuất hiện trở lại và người Qatar quyết định không tham gia vào cuộc chiến giá cả để giành thị phần”.

“Phần thưởng dành cho châu Âu là sự đa dạng của các nhà cung cấp Mỹ. Rủi ro là một sự thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai”, Joseph chỉ ra, ám chỉ rõ ràng đến khả năng thất bại của Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2024 ở Mỹ.

Năm ngoái, Ditte Juul Jorgensen, Tổng giám đốc năng lượng của Ủy ban châu Âu, nói rằng ý định tự làm hại mình của EU nhằm đa dạng hóa nguồn khí đốt tự nhiên của Nga có nghĩa là EU sẽ buộc phải phụ thuộc vào LNG của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.

Sau sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt của nước này, châu Âu đã phải vật lộn với hóa đơn năng lượng đắt đỏ và lạm phát gia tăng.

Cụ thể, Đức đã nhập khẩu khí đốt ít hơn 2,5 lần trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 so với cùng kỳ năm 2021, nhưng không tiết kiệm được gì vì giá cũng tăng 2,5 lần, theo tính toán của Sputnik dựa trên dữ liệu từ văn phòng thống kê Đức.

Cũng trong năm ngoái, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov nói với Sputnik rằng xuất khẩu LNG của Nga đã tăng vài phần trăm kể từ đầu năm 2023. “Có nhiều khách hàng mua LNG của Ngatrên khắp thế giới. Và đây không chỉ là những đối tác mới của chúng tôi ở Đông Nam Á mà còn là người tiêu dùng châu Âu”, Shulginov nhấn mạnh.

Nga vượt Mỹ ở thị trường khí đốt châu ÂuNga vượt Mỹ ở thị trường khí đốt châu Âu
LNG trở thành bước ngoặt trong thương mại Mỹ - TrungLNG trở thành bước ngoặt trong thương mại Mỹ - Trung
LNG từ Mỹ sang châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử vượt nguồn cung khí đốt đường ống từ NgaLNG từ Mỹ sang châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử vượt nguồn cung khí đốt đường ống từ Nga
Lượng khí đốt tự nhiên giao cho các cơ sở LNG của Mỹ đạt kỷ lụcLượng khí đốt tự nhiên giao cho các cơ sở LNG của Mỹ đạt kỷ lục

Bội Nghi

AFP

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank