Vì sao Mỹ không dám tập trận ở Bắc Cực?

14:55 | 17/12/2018

994 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ban chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ mới đây đã buộc phải từ bỏ ý tưởng tiến hành các cuộc tập trận ở Bắc Cực vì nghi ngờ về độ tin cậy của chiếc tàu phá băng hạng nặng duy nhất của Mỹ. Theo tờ Business Insider, Mỹ lo ngại rằng trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp về băng, Washington sẽ buộc phải nhờ Nga giúp đỡ và như vậy sẽ rất “mất mặt”.    

Tờ Business Insider dẫn lời cựu chỉ huy Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Tsukunfta, ngày 16/12 cho biết Polar Star, tàu phá băng hạng nặng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã “40 tuổi” thực sự đang ở trong tình trạng "bám lấy sự sống".

Vị đô đốc nhấn mạnh rằng cho đến nay, để sửa chữa mọi hỏng hóc của tàu này, người ta sử dụng các phụ tùng được tháo dỡ từ một tàu phá băng cùng loại. Ông Tsukunft cũng nói thêm rằng, trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng ở vĩ độ cao, thủy thủ đoàn tàu phá băng sẽ buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thủy thủ Nga và hiện tại "không phải là lúc để làm việc đó".

Bắc Cực đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu trên toàn thế giới, và là nguồn tài nguyên dành cho tương lai. Song, Bắc Cực còn là khu vực giàu nguồn hải sản và tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, các nước lận cận như Nga, Đan Mạch, Canada, Na Uy và Hoa Kỳ, đều có tham vọng mở rộng lãnh thổ bao trùm lên khu vực này.

vi sao my khong dam tap tran o bac cuc
Polar Star, tàu phá băng hạng nặng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ

Mới đây, Nga đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một đơn yêu cầu mở rộng chủ quyền lãnh thổ của nước này lên một phần Bắc Băng Dương. Như vậy, Matxcơva cũng đã thể hiện rõ quyết tâm khai thác nguồn tài nguyên biển và khoáng sản.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga đòi chủ quyền tại Bắc Cực. Năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ yêu cầu đầu tiên của Nga. 5 năm sau, vào năm 2007, một tầu ngầm của Nga lặn sâu dưới lòng cực Bắc và cắm mũi khoan dưới lớp băng dầy, sâu tới 4.200 m, để chứng minh rằng hai dãy núi ngầm dưới đáy biển Lomonossov (chạy dài trên 2.000 km từ vùng Siberia tới đảo Ellesmere của Canada) và Mendeleiev là những dãy núi kéo dài của mảng lục địa Siberia. Và dĩ nhiên là Matxcơva có quyền đòi hỏi chủ quyền theo công ước quốc tế về Luật Biển. Khu vực mà Nga đòi hỏi có diện tích lớn gấp hai lần nước Pháp, nhưng lại nằm chồng lấn lên các khu vực mà các nước Na Uy (với hòn đảo Spitzberg) và Đan Mạch (với hòn đảo Groenland) cũng đòi chủ quyền.

Trong khi đó, hai đối thủ của Nga, là Canada và Đan Mạch, đưa ra lập luận rằng các dãy núi ngầm dưới Bắc Cực là phần nền tiếp nối của đảo Greenland và Canada. Năm 2014, Đan Mạch cũng đã đệ đơn đòi chủ quyền 900.000 km2, tới tận đường giới hạn 200 hải lý của Nga. Theo nhận định của một giảng viên địa chính trị tại đại học Saint-Denis (Paris): “Trên thực tế, cả ba đối thủ tranh chấp chính (Nga, Canada, Đan Mạch) đều thỏa thuận ngầm với nhau để cùng chia Bắc Cực. Thế nhưng, họ cần đòi hỏi chủ quyền rộng nhất có thể để còn thương lượng với ủy ban phán xét về chủ quyền biển đảo”.

Ngoài ba quốc gia trên, Na Uy, thành viên của khối NATO, cũng có một phần khu vực mà quốc gia này đòi chủ quyền chồng lấn với Nga. Quốc gia Bắc Âu này đang bị kẹt trong thế giữa từ khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên căng thẳng, khiến rất nhiều dự án công nghiệp lớn giữa hai nước bị ngừng lại.

Iceland cũng muốn có phần bánh của mình.

Cuối cùng là Hoa Kỳ cũng đòi hỏi chủ quyền một phần Bắc Cực nhờ Alaska. Trong lúc chờ đợi phê chuẩn, công việc khai thác tại đây được tăng cường. Tập đoàn dầu khí Shell của Anh và Hà Lan, từ năm 2015 đã được chính quyền Mỹ cho phép khoan sâu hơn ở ngoài khơi Alaska, trong bối cảnh các đợt khoan thăm dò vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Bắc Băng Dương giàu nguồn tài nguyên năng lượng và chiếm khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% khí tự nhiên còn chưa được khai thác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn trữ lượng này còn chưa được kiểm chứng và có thể không hẳn đã sinh lợi khi khai thác chúng.

Ngoài ra, còn phải kể tới các mỏ quặng (đồng, nickel, chì, uranium, paladi, đất hiếm), nguồn trữ lượng cá hay các tuyến đường vận tải hàng hải từ Đông Bắc sang Tây Bắc. Theo số liệu thẩm định, tới năm 2050, sẽ có khoảng 850 tàu vận tải hằng năm sử dụng thường xuyên tuyến đường này.

Business Insider lưu ý, Washington đang phải đối mặt với các vấn đề trong cuộc đấu tranh giành Bắc Cực, chủ yếu là do thiếu tàu phá băng, đặc biệt nếu so sánh với Nga. Matxcơva có hàng chục tàu phá băng, trong khi Hoa Kỳ chỉ có hai tàu, và chỉ có duy nhất tàu Polar Star thuộc hạng nặng và có khả năng hoạt động ở Bắc Cực.

vi sao my khong dam tap tran o bac cucGazprom bắt đầu vận hành nhà máy xử lý khí cuối cùng tại mỏ khí ở Bắc Cực
vi sao my khong dam tap tran o bac cucArập Xêút toan tính gì với dự án LNG mới của Nga?
vi sao my khong dam tap tran o bac cucNga phát hiện một mỏ khí mới khổng lồ ở Bắc Cực
vi sao my khong dam tap tran o bac cucNga sử dụng lại “tuyệt chiêu” của Mỹ từ năm 1920

Th.Long

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc