Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?

14:00 | 25/04/2023

394 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels, ông Volodymr Zelenskyy - Tổng thống Ukraine, đã kêu gọi EU thực hiện một vòng trừng phạt cứng rắn mới để chống lại Nga, bằng cách nhắm vào ngành công nghiệp hạt nhân của quốc gia này. Nhưng nội bộ EU thì lại không nghĩ như vậy.

Thật vậy, đối với làn sóng trừng phạt thứ 10 của EU, ông Zelenskyy kêu gọi châu Âu phải ra tay triệt để, đánh vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga và Rosatom - công ty độc quyền nhà nước hùng mạnh, chuyên về kiểm soát năng lượng hạt nhân dân sự và kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Trên thực tế, nhiều chính trị gia đã không ngừng kêu gọi bổ sung tên những người điều hành Rosatom vào danh sách đen dài hạn của EU, cũng như trừng phạt trực tiếp vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Nhưng cho đến nay, yêu cầu vẫn chưa được thực hiện. Theo phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC), nguyên nhân việc này xuất phát từ sự bất đồng quan điểm chính trị, làm kéo dài quá trình thảo luận, trả lại kết quả “nhẹ tay hơn”.

Theo nhận định của bà Maria Shagina - Thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nhắm vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga sẽ là một trong những “biện pháp mạnh nhất” mà EU thực hiện được trong thời điểm này. Bà cho biết: “Trừng phạt Rosatom sẽ không tạo được tác động lớn vào nền kinh tế của Nga. Dù vậy, mục tiêu của chính sách là đe dọa chính phủ của Putin. Rosatom tự định vị mình là một công ty hạt nhân dân sự, nhưng lại không vạch làn phân định rõ ràng giữa việc phục vụ quân sự và dân sự. Rosatom cũng sẵn sàng thúc đẩy phát triển và sản xuất chip điện tử cho Nga, làm tăng thêm áp lực bị rơi vào tầm ngắm”.

Theo ông Mycle Schneider - nhà phân tích chính sách hạt nhân, EU không lệ thuộc vào uranium làm giàu của Nga nhiều như với dầu thô hay khí đốt. Trên thực tế, ngành hạt nhân EU lệ thuộc vào Nga ở một điểm khác.

Tính đến nay, có 5 quốc gia thành viên EU vận hành 19 lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất (mẫu lò VVER theo nhiều thế hệ): 6 ở Cộng hòa Séc, 5 ở Slovakia, 4 ở Hungary, 2 ở Phần Lan và 2 ở Bulgaria. Cả Ukraine cũng vận hành một số lò phản ứng có xuất xứ từ Nga.

Như vậy, theo ông Schneider, Rosatom là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy này.

Đối mặt trước tình huống này, EU đã thực hiện nhiều nỗ lực để loại bỏ dần sự hiện diện của Nga khỏi ngành công nghiệp hạt nhân trong nước: Hai công ty phương Tây là Westinghouse (Mỹ) và Framatome (Pháp) đang cố gắng thay thế Nga làm nhà cung cấp tổ hợp nhiên liệu VVER mới, nhưng họ không thể bắt kịp tiến độ nhu cầu, hay đáp ứng được mọi mẫu tổ hợp hiện có. Phần Lan cũng lấy cớ “Nga xâm lược Ukraine” để hủy bỏ dự án hợp tác xây dựng nhà máy hạt nhân trên bán đảo Hanhikivi.

Mặt khác, theo Báo cáo ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, điện hạt nhân - sản xuất từ nhà máy do Nga xây dựng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu điện của nhiều nước châu Âu. Ví dụ: 32,8% đối với Phần Lan, hay 52,3% đối với Slovakia.

Đã vậy, lò phản ứng Mochovce-3 của Slovakia - cũng đang sử dụng tổ hợp nhiên liệu VVER, đã đi vào hoạt động vào đầu tháng 4, làm sâu sắc thêm mối liên hệ giữa nước này với năng lượng hạt nhân. Và vào năm 2022, Hungary cũng đã cấp giấy phép xây dựng mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, với hai lò phản ứng thuộc loại VVER mới nhất do Nga sản xuất, nâng tổng số lò phản ứng VVER trong nước lên 6 lò.

Trong bối cảnh này, Budapest cho biết sẽ không ngần ngại sử dụng quyền phủ quyết để cản trở EU thực hiện bất kỳ đòn tấn công nào nhằm vào lĩnh vực hạt nhân của Nga.

Ông Viktor Orbán - Thủ tướng Hungary, cho biết: “Chúng tôi sẽ không cho phép EU đưa năng lượng hạt nhân vào gói trừng phạt”.

Sau khi từ bỏ điện hạt nhân, Đức sẽ làm gì tiếp?Sau khi từ bỏ điện hạt nhân, Đức sẽ làm gì tiếp?
Châu Âu: Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất bắt đầu hoạt động đều đặn sau 18 nămChâu Âu: Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất bắt đầu hoạt động đều đặn sau 18 năm
Rosatom triển khai công nghệ tiên tiến trong xây dựng điện hạt nhânRosatom triển khai công nghệ tiên tiến trong xây dựng điện hạt nhân

Ngọc Duyên

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc