Vấn đề an ninh và chuyển đổi năng lượng tại thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản

14:49 | 16/12/2023

1,736 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Lãnh đạo của hầu hết các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được mời tới Tokyo vào cuối tuần này để tăng cường quan hệ với Nhật Bản, đặc biệt là về mặt an ninh và chuyển đổi năng lượng.
Vấn đề an ninh và chuyển đổi năng lượng tại thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản

Là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật Bản đang tăng mạnh chi tiêu quân sự và củng cố hợp tác quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương. Ví dụ, Nhật Bản vào tháng trước đã đồng ý giúp Philippines trang bị các tàu bảo vệ bờ biển mới, cung cấp hệ thống radar và bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận song phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các lực lượng quân đội của hai nước.

Theo dự thảo về tuyên bố chung dự kiến ​​diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh Tokyo, Nhật Bản và ASEAN sẽ cam kết tăng cường “hợp tác trong các vấn đề an ninh, bao gồm cả lĩnh vực hàng hải”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo nhắc lại mong muốn nhìn thấy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “tự do và cởi mở”, dựa trên sự tôn trọng các quy tắc quốc tế để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình.

Nhật Bản cũng có ý định thúc đẩy mô hình chuyển đổi năng lượng đến các nước ASEAN, mặc dù còn vướng nhiều tranh cãi. Một cuộc họp của Azec (Cộng đồng không phát thải châu Á), một sáng kiến ​​của Nhật Bản, được lên kế hoạch vào thứ Hai và Thủ tướng Australia Anthony Albanese dự kiến ​​sẽ tham gia bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, kế hoạch “xanh hóa” của Nhật Bản khiến các chuyên gia khí hậu nghi ngờ vì nước này đang nhận nhiều chỉ trích do vẫn còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Nhật Bản thực sự đang phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển quy mô lớn của việc thu hồi và lưu trữ lượng khí thải CO2 ở châu Á, đồng thời có kế hoạch sử dụng amoniac, một dẫn xuất của hydro, làm nhiên liệu cho các nhà máy điện của mình.

Tuy nhiên, hiệu quả môi trường của các công nghệ này vẫn chưa rõ rệt. Đối với những người chỉ trích, Tokyo trên hết đang tìm cách mở rộng việc sử dụng các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu các công nghệ mới của mình đến những nơi khác ở châu Á, điều này có nguy cơ làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng của toàn bộ khu vực.

Qatar sẽ chiếm 40% tổng nguồn cung LNG mới vào năm 2029Qatar sẽ chiếm 40% tổng nguồn cung LNG mới vào năm 2029
Lập trường khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượngLập trường khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng
Cái giá phải trả cho chuyển đổi năng lượng ở những nước mới nổiCái giá phải trả cho chuyển đổi năng lượng ở những nước mới nổi
Big Oil đánh thức COP28 khỏi giấc mộng chuyển đổi năng lượngBig Oil đánh thức COP28 khỏi giấc mộng chuyển đổi năng lượng

Anh Thư

AFP