Cái giá phải trả cho chuyển đổi năng lượng ở những nước mới nổi

14:00 | 15/12/2023

|
(PetroTimes) - Sự tăng trưởng của các nước mới nổi sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nước phát triển do quá trình chuyển đổi năng lượng dài hạn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán trong một báo cáo, nhấn mạnh sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng.
Cái giá phải trả cho chuyển đổi năng lượng ở những nước mới nổi

Theo tính toán của OECD trong một báo cáo được công bố hôm thứ Năm (14/12), quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước thành viên G20 mới nổi có thể tiêu tốn tới 11% GDP đến năm 2050. Trong khi chi phí chuyển đổi ở các nước thành viên OECD là 3,7%.

OECD cho biết quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn vì nhu cầu nhiên liệu hóa thạch cao.

Để thực hiện các mục tiêu được đề ra, OECD căn cứ vào việc loại bỏ than đến năm 2050 và giảm tỷ trọng dầu và khí đốt xuống lần lượt là 5% và 10% trong cơ cấu năng lượng của mỗi quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5°C.

Các nước giàu đã được hưởng lợi phần lớn từ nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo sự tăng trưởng của họ trong những thập kỷ gần đây, đó là lý do tại sao các nước nghèo và mới nổi phải vận động các nước phát triển bồi thường vì trách nhiệm đối với biến đổi khí hậu. Hàng triệu euro đầu tiên của quỹ dành cho tổn thất và thiệt hại do khí hậu đã được công bố tại COP28 ở Dubai.

Những nỗ lực cần thiết trong quá trình chuyển đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, OECD lưu ý.

Mức tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm mỗi năm kể từ khi bắt đầu tăng tốc quá trình chuyển đổi, tức là trong giai đoạn 2025-2030, và sẽ giảm hơn 0,6 điểm trong giai đoạn 2045-2050.

Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do nhu cầu đầu tư tăng mạnh trong chuyển đổi năng lượng có thể làm giảm mức tăng trưởng tiêu dùng cá nhân.

Theo tổ chức này, để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu quốc tế, các nỗ lực đầu tư nên chiếm bình quân 1% GDP mỗi năm đối với các nước OECD và 2,5% đối với các nước mới nổi từ năm 2025.

Phân tích: Phải chăng quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu quá tốn kém?Phân tích: Phải chăng quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu quá tốn kém?
Qatar sẽ chiếm 40% tổng nguồn cung LNG mới vào năm 2029Qatar sẽ chiếm 40% tổng nguồn cung LNG mới vào năm 2029
Lập trường khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượngLập trường khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Ý Thiên

AFP