Ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện tại Việt Nam
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Cẩm Nhung, Quản lý Chương trình năng lượng và khí hậu của WWF-Việt Nam cho biết: Các nhà khoa học của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã cảnh báo rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, lụt lội và hạn hán sẽ ngày càng gia tăng về cấp độ và mức ảnh hưởng. Để giảm thiểu các nguyên nhân cũng như hỗ trợ người dân thích ứng trước các tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia cần có những hành động khẩn cấp nhằm chuyển dịch hệ thống kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững và toàn diện.
Bà Phạm Cẩm Nhung nhấn mạnh, trong quá trình chuyển dịch này Việt Nam cần có cách tiếp cận toàn diện và đa chiều trong việc xây dựng, triển khai các chính sách, chiến lược, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta cần đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu ở các lĩnh vực khác nhau như: năng lượng, kinh tế, y tế, nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ rừng… cũng như tăng cường khả năng chống chịu nhằm tận dụng các lợi thế địa phương và quốc gia.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ mang tính lịch sử nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 (không) vào giữa thế kỷ, tuyên bố sử dụng đất đai và quản lý rừng bền vững... Đây là những động lực cũng như cơ hội cho chúng ta tận dụng các nguồn lực và hỗ trợ quốc tế nhằm chuyển dịch sang một tương lai xanh, phát triển bền vững.
Bà Phạm Cẩm Nhung cho rằng, Việt Nam cần có cách tiếp cận toàn diện và đa chiều trong việc xây dựng, triển khai các chính sách, chiến lược, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; cần đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu ở các lĩnh vực khác nhau như năng lượng, kinh tế, y tế, nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ rừng. nhằm tận dụng các lợi thế quốc gia và tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng.
Theo bà Julia Behrens - Giám đốc Chương trình biến đổi khí hậu và năng lượng khu vực châu Á, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung cho rằng: Đảm bảo công bằng và đa dạng sự tham gia trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, tổ chức cấp quốc gia cũng như tại địa phương. Bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương như: Thanh thiếu niên, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật... cũng cần được lồng ghép xuyên suốt vào quá trình lên kế hoạch và triển khai các hành động vì khí hậu.
Tại hội thảo các diễn giả và chuyên gia cũng thảo luận các cơ hội hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch. Tổ chức Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch và các hành động bảo vệ và quản lý rừng bền vững; Tổ chức CARE và Save the Children Việt Nam cũng đưa ra các gợi ý nhằm đảm bảo bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, thanh thiếu niên trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương cũng như cấp quốc gia.
Phú Văn
-
6 quan điểm triển khai thực hiện các cam kết tại COP26
-
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050
-
8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
-
Thủ tướng: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân về biến đổi khí hậu
-
Mỹ và Trung Quốc đứng đầu về phát thải khí nhà kính
-
Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua nghị quyết do Việt Nam cùng Bangladesh và Philippines đề xuất
- Bộ trưởng Công an: Không có chủ trương thu hồi sổ hộ khẩu
- Huy động 15 máy bay, 127 xe đặc chủng sẵn sàng ứng phó bão
- Trước 15/8 phải có giải pháp giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Bão số 2 di chuyển nhanh, Bắc Bộ mưa to
- Thống nhất giao vốn "khủng" đầu tư 3 dự án trọng điểm quốc gia
- Bộ Công an sẽ bổ sung mục "nơi sinh" vào hộ chiếu mẫu mới
- Vụ Việt Á: Kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế Trà Vinh
- Đề xuất "lên đời" sân bay lớn nhất Bắc Trung bộ
- Hàng trăm người "sập bẫy" tiền ảo vì ham lãi suất cao
- Tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến khi không còn thông tin
- Bỏ quy định số dư trong tài khoản thu phí không dừng
- Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp