Tướng Sùng Thìn Cò: 'Nhiều sông, suối ở biên giới đang bị ô nhiễm'

18:46 | 30/05/2019

440 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phó tư lệnh quân khu 2 cho rằng vấn đề môi trường trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã tới lúc cần quan tâm.

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều 30/5, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò (Phó tư lệnh quân khu 2) nêu ý kiến về vấn đề môi trường tại khu vực biên giới Việt - Trung.

tuong sung thin co nhieu song suoi o bien gioi dang bi o nhiem

Tướng Sùng Thìn Cò. Ảnh: Ngọc Thắng.

Theo ông, về địa lý tự nhiên, Trung Quốc lợi thế do địa hình cao hơn phía Việt Nam; toàn bộ sông suối xuyên biên giới chủ yếu từ đất Trung Quốc chảy vào Việt Nam.

Phó tư lệnh quân khu 2 cho biết, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Trung Quốc đầu tư nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, chế xuất và khai thác tài nguyên khoáng sản, đô thị hoá tốc độ cao và lập các trung tâm cư dân sát biên giới. Sự phát triển này gây những hệ luỵ như chất thải, nước thải độc hại xả xuống các sông suối xuyên biên giới, chảy vào Việt Nam, ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ người dân.

Từ thực tế trên, tướng Cò đề nghị Chính phủ nên rà soát, nếu Việt Nam chưa có Hiệp định về quản lý, bảo vệ môi trường xuyên biên giới thì sớm đàm phán với Trung Quốc ký Hiệp định này.

"Biên giới là lá phổi xanh của đất nước và bảo vệ môi trường, sức khoẻ người Việt Nam", ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, tướng Sùng Thìn Cò cũng cho biết, Trung Quốc đã đầu tư nhiều công trình thuỷ điện ở thượng nguồn; theo Công ước về nước của Liên Hợp Quốc, quốc gia ở thượng nguồn có trách nhiệm điều phối nước cho các quốc gia phía hạ nguồn. Tuy nhiên, nhiều thời điểm Trung Quốc không điều phối nước, thậm chí có lúc đập thuỷ điện xả bất ngờ...

"Đề nghị Chính phủ và các tỉnh biên giới có công hàm, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho Việt Nam nếu do họ gây ra, đảm bảo Công ước về nước, các văn bản thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc", ông nhấn mạnh.

Trước đó sau trận mưa lớn từ đêm 25 đến rạng sáng 26/5 ở TP Móng Cái (Quảng Ninh), nước lũ trên sông Ka Long dâng cao. Lúc 4h30, anh Trần Việt (21 tuổi, trú phường Ka Long) chèo thuyền trên sông Ka Long thì bị ngã và bị lũ cuốn mất tích. Hàng chục đò sắt chở hàng trên sông bị đắm, nhiều tuyến phố ngập úng. Theo người dân Móng Cái, nước lũ dâng cao trên sông Ka Long ngoài nguyên nhân mưa lớn trên địa bàn còn do phía Trung Quốc xả lũ thượng nguồn.

Theo VNE

Giải pháp tối ưu chống biến đổi khí hậu
Rác thải "bủa vây" đường Trường Chinh
Tiêu hủy đàn lợn hơn 1.200 con do nhiễm tả lợn châu Phi
Hà Nội thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc