Trung Quốc đang ổn định thị trường dầu mỏ?
![]() |
Trong khi virus corona một lần nữa hoành hành ở châu Á và tác động tiêu cực đến các hoạt động của ngành dầu mỏ thế giới, thì Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đang hoạt động như một bức tường thành nhờ nhu cầu tăng liên tục đối với các sản phẩm dầu mỏ. Do đó, việc duy trì giá dầu trong phạm vi phần lớn là dựa vào Trung Quốc.
Trên thực tế, quốc gia này dự kiến sẽ nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với năm 2020, do các hoạt động đi lại trong nước, du lịch, mở rộng công suất lọc dầu và phục hồi công nghiệp.
Theo một tuyên bố của chính phủ Bắc Kinh, “trong kỳ nghỉ lễ vào đầu tháng 4 năm nay, hơn 34 triệu chuyến đi đã được thực hiện bằng phương tiện giao thông đường bộ, và vào tháng 5 lượng đặt chỗ máy bay và phòng khách sạn đã bùng nổ”.
![]() |
Tất cả những điều này đã giúp đẩy giá dầu thô tăng lên mức trước đại dịch. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nhà nhập khẩu lớn như Ấn Độ đã giảm lượng mua do khủng hoảng Covid-19. Mặc dù nhu cầu của Trung Quốc không che lấp được khoảng trống do tình trạng giảm mua của Ấn Độ, nhưng cũng giúp trấn an thị trường.
Ngoài ra, sự gia tăng tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ đang dẫn đến sự cạn kiệt nguồn dự trữ dầu thô của Trung Quốc, chính xác là ở các cảng của tỉnh Sơn Đông, nơi có hầu hết các nhà máy lọc dầu của nước này.
Theo Ursa Space Systems, một công ty tình báo vệ tinh của Mỹ, dự trữ của Trung Quốc đã giảm xuống còn 951 triệu thùng vào ngày 29/4, tương đương khoảng 69% trữ lượng của nước này. Đây là mức giảm đáng kể so với mức kỷ lục 73% đạt được vào tháng 10/2020.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Sẵn sàng trao quyền cho doanh nghiệp nhà nước, làm rõ vai trò nhà đầu tư
-
Tin tức kinh tế ngày 8/7: Tín dụng tăng mạnh
-
Thuế quan Mỹ: Washington áp 25% với hai đồng minh Đông Bắc Á, gửi thư thông báo mức mới cho hàng loạt quốc gia
-
Tin tức kinh tế ngày 7/7: CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%
-
Thủ tướng gặp các tập đoàn hàng đầu Brazil nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế