Trung Quốc đã trở thành “ngân hàng” khổng lồ như thế nào?

07:08 | 22/11/2023

435 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong 2 thập niên qua, Trung Quốc đã đóng vai trò là "ngân hàng toàn cầu". Nhiều chuyên gia cho rằng dòng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục nắm vai trò chủ đạo cho vay, đầu tư, tái thiết...
Trung Quốc đã công bố phiên bản mới của BRI
Trung Quốc đã công bố phiên bản mới của BRI

Theo một thống kê mới đây của AidData thuộc Đại học William & Mary (Mỹ), các nước đang phát triển đang mắc nợ Trung Quốc ít nhất 1.000 tỉ USD. Con số này trùng khớp với số tiền mà Trung Quốc chi cho sáng kiến “Vành đai và Con đường” từ năm 2013 đến nay.

Những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của dòng tiền Trung Quốc “chảy” ra thế giới vốn không mới. Nhưng điều đáng quan tâm là gần một nửa trong số đó đang bước vào giai đoạn đáo hạn trong bối cảnh toàn cầu gặp khó khăn tài chính.

Như vậy, rất nhiều quốc gia đang trông chờ vào động thái của Trung Quốc, nói đúng hơn cách thức xử lý với món nợ khổng lồ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu - cung cấp thêm các giải pháp để trả nợ hay lún sâu vào khủng hoảng?

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng lần tìm “manh mối” của dòng tiền Trung Quốc, tường tận nhất phải kể đến cuốn sách “Đạo quân Trung Quốc thầm lặng” của hai nhà báo Mỹ.

Nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng “Đại Hán” được nuôi dưỡng qua nhiều nghìn năm. Nói cách khác, người Trung Quốc có thiên tính bá chủ, trong mọi hoàn cảnh lịch sử họ không bao giờ từ bỏ ý chí vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu.

Kết thúc Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, ông Tập Cận Bình đã ban hành “Nghị quyết lịch sử” hoạch định lộ trình 100 năm lần thứ 2 với rất nhiều “đại mục tiêu”.

Sau khi mở cửa, cải cách và đạt được nhiều thành tựu vĩ đại về kinh tế, Trung Quốc rất biết cách sử dụng lợi thế tài chính. Từ sau khủng hoảng 2008, trong khi tất cả kiệt quệ thì Trung Quốc đã xuất hiện với tư cách là nhà tài trợ, cho vay tái thiết khắp nơi trên thế giới.

Vậy, nguồn tiền đến từ đâu? Là quốc gia đông dân bậc nhất thế giới, bản chất người Trung Quốc rất tiết kiệm, gửi tiền vào ngân hàng là cách thức được lựa chọn để phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng Trung ương nước này đã thiết kế chính sách tiền gửi có hơi hướng “áp chế tài chính”, hạn chế tối đa sự đầu tư của nước ngoài vào thị trường tài chính nước này. Do vậy, người dân chỉ có duy nhất một sự lựa chọn là gửi tài sản vào ngân hàng trong nước - với lãi suất thấp.

Từ nguồn tiền này, Nhà nước toàn năng Trung Quốc giao nhiệm vụ chính trị cho các Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BoC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Giao thông (BCM) và Ngân hàng Tiết kiệm bưu điện Trung Quốc (PSBC) bơm hàng nghìn tỉ USD ra nước ngoài.

Dòng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục nắm vai trò chủ đạo
Dòng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục nắm vai trò chủ đạo tài trợ cho nhiều dự án trên toàn cầu.

Để xây dựng hệ thống đầu tư ra nước ngoài, năm 2013, ông Tập Cận Bình công bố sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) với mục đích đầu tư, cho vay, tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xuất phát từ Trung Quốc tỏa đi khắp nơi. Trong đó, đáng chú ý nhất là tuyến đường bộ từ Tây Bắc Trung Quốc xuyên qua Tây Á đến trung tâm châu Âu; đường biển từ Đông Bắc Trung Quốc xuống Nam Thái Bình Dương đến Đông Phi qua kênh đào Suez đến Nam châu Âu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRI hồi giữa tháng 10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố hàng loạt điều chỉnh, trong đó nội dung trọng tâm là ưu tiên đầu tư kinh tế số, công nghệ cao, thương mại điện tử, con đường kỹ thuật số,…

Mặc dù quy mô đầu tư cho BRI giai đoạn mới khiêm tốn hơn, nhưng dòng tiền từ Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục nắm vai trò chủ đạo.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Các BigTech Mỹ và Trung Quốc hoạt động ra sao ở Đông Nam Á?Các BigTech Mỹ và Trung Quốc hoạt động ra sao ở Đông Nam Á?
Bất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt NamBất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt Nam