Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”

10:11 | 17/01/2023

344 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023), ngày 16/1, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”.
Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”
Hình ảnh góc nhìn phía Đoàn Hoa Kỳ và Đoàn Việt Nam Cộng hòa trưng bày tại triển lãm

Triển lãm “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình” được tổ chức nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn về bối cảnh, diễn biến Hội nghị Paris và ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định đối với Việt Nam và thế giới. Qua đó, khẳng định trí tuệ, sự lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong từng giai đoạn đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược; khẳng định bản lĩnh, tính chủ động, lập trường cương quyết, đường lối thương thuyết khéo léo của phái đoàn ta trong suốt quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.

Phát biểu tại lễ khai mạc, TS Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Triển lãm “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình” được tổ chức góp phần tôn vinh các thành viên Phái đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân đã làm nên thành công của Hội nghị cũng như quá trình thi hành Hiệp định. Đồng thời góp phần tri ân bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã cổ vũ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý.

Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”
Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”
Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”
Bốn chiếc bút ký Hiệp định Paris
Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và đại diện hai phái đoàn ta trả lời báo chí trước khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết (ngày 25/1/1973)

Với gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Triển lãm chia làm 3 phần nội dung: “Vạch đường tới hòa bình”, “Mở cánh cửa hòa bình” và “Tiến tới hòa bình”.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ - Ngụy vẫn ngoan cố phá hoại hiệp định, không thực hiện đầy đủ các điều khoản đã quy định, đẩy mạnh bình định lấn chiếm, tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”. Mặc dù với việc ký kết Hiệp định Paris - cánh cửa hòa bình đã mở ra nhưng quân và dân Việt Nam phải tiếp tục những bước chông gai để “đánh cho ngụy nhào”, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ta đã kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, đẩy mạnh và kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao và liên tiếp giành những thắng lợi vang dội. Đặc biệt, với tinh thần tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hòa bình thực sự được lập lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trưng bày gần 300 tư liệu quý “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”
Triển lãm giúp công chúng hiểu rõ hơn về bối cảnh, diễn biến hội nghị Paris.

Triển lãm góp phần khẳng định Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam ở thế kỷ XX; mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, mở ra cánh cửa hòa bình cho nhân dân Việt Nam và ghi dấu vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới.

Triển lãm là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam, từ đó, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Trưng bày chuyên đề được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến tháng 5/2023.

N.H

Hiệp định Paris 1973: Chiến thắng của lương tri, niềm tin vào chính nghĩaHiệp định Paris 1973: Chiến thắng của lương tri, niềm tin vào chính nghĩa
"Người phụ nữ của lịch sử" trên bàn đàm phán Paris