Cầu truyền hình “Dáng đứng Việt Nam”:

Tri ân những anh hùng thầm lặng

15:38 | 26/07/2017

625 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), tối 26/7, cầu truyền hình trực tiếp “Dáng đứng Việt Nam” sẽ được tổ chức nhằm tri ân những đóng góp to lớn của những người con đã “ngã xuống cho Tổ quốc trường tồn”.  

Cầu truyền hình sẽ được thực hiện tại 4 điểm cầu: tượng đài Bắc Sơn (Hà Nội), Khu di tích lịch sử quốc gia 27/7 (Thái Nguyên), Thành cổ Quảng Trị, Bến Dược - Củ Chi (TP HCM).

Chương trình do nhà báo Tạ Bích Loan chỉ đạo sản xuất và lên ý tưởng kịch bản, đạo diễn Phạm Hoàng Nam chỉ đạo nghệ thuật, nghệ sĩ Trần Ly Ly biên đạo múa.

tri an nhung anh hung tham lang

Ý tưởng xuyên suốt trong cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ: Dáng đứng Việt Nam được gói trong từ khóa “danh tính”. Theo Nhà báo Tạ Bích Loan, người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình, sở dĩ những người thực hiện chương trình chọn từ khóa này là bởi khi những người chiến sĩ hành quân, tất cả họ cùng hòa vào cùng đoàn quân tiến ra tiền tuyến để bảo vệ Tổ quốc. Như Bác Hồ nói, họ đã làm thành một con đê ngăn những đợt lũ xâm lăng. Và khi họ mất đi, có những người có tên trên bảng ghi danh, nhưng cũng có người vô danh, chẳng để lại gì về bản thân. Vậy chúng ta, những thế hệ đi sau, có thể làm gì để tìm lại, ghi nhớ lại những công lao, những đóng góp của các thế hệ những anh hùng đó.

Trong chương trình, còn có các phóng sự được thực hiện tại: Điện Biên, Quảng Trị, Côn Đảo, TP HCM, Hà Giang, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Quảng Bình...

tri an nhung anh hung tham lang
Hình ảnh người mẹ đợi con trong phóng sự

BTC sẽ kể những câu chuyện lần đầu được kể. Đó là chuyện về liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn - người đã hy sinh trong những trận đánh ác liệt kéo dài 81 ngày tại Thành cổ Quảng Trị. 18 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Kỳ Sơn khi đang là sinh viên năm thứ hai viết thư tình nguyện đi bộ đội (tháng 9/1971).

Ngày 19/8/1972, sáu ngày trước lúc hy sinh, Nguyễn Kỳ Sơn viết: "Ngày mai tôi giáp trận. Rất có thể rằng tôi sẽ ngã xuống. Không can gì, đấu tranh là phải đổ máu, có máu mới có màu đỏ, có chiến thắng. Không sợ chết, không sợ hy sinh, gian khổ. Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”. Anh hy sinh ngày 25/8/1972; 1 năm sau gia đình mới nhận được tin để rồi bắt đầu chuỗi hành trình 38 năm bố mẹ anh lặn lội tìm mộ con.

Đó là câu chuyện của 2 người mẹ đợi con 30 năm dù con đã hy sinh, đó là câu chuyện về những mối tình dang dở, những người ra đi không để lại một bức thư, một tấm ảnh, chỉ để lại những khoảng trống vô tận trong trái tim những người ở lại. Họ chính là những con người đã thầm lặng hy sinh, để làm nên một “dáng đứng Việt Nam” kiên cường bất khuất của hôm qua và trường tồn mãi đến mai sau.

Chương trình “Dáng đứng Việt Nam” sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 26/7 trên kênh VTV1.

V.Tâm

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.