TPP nên hoàn tất trong năm 2013!
Hướng tới APEC Bali 2013
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. TPP là FTA thế hệ mới và có lẽ là diễn đàn “ồn ào” nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây.
12 thành viên TPP gồm: Hoa Kỳ, Úc, Brunei Darussalam, Chile, Canada, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Nhật Bản (mới nộp đơn hồi giữa năm 2013), đều là “điểm đến” trong chính sách ngoại giao kinh tế trong tình hình mới của nhiều nước lớn và cũng là những thành viên tích cực, có trách nhiệm của những Hiệp định ngoài TPP. Bởi thế, khi TPP đang đi vào những vòng đàm phán cuối thì những nội dung cơ bản nhất, mang tính chiến lược lại được các bên đặt lên bàn đàm phán. Đó là thương mại hàng hóa phi nông sản, nông nghiệp, quyền sở hữu chí tuệ, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, thuế quan, xuất xứ hàng hóa, mua sắm công, môi trường, xây dựng năng lực thương mại, dược phẩm và doanh nghiệp quốc doanh...
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam rất cần những FTA như TPP để nắm nhiều hơn thế chủ động.
Kết thúc vòng 19, dù còn một số “cặp đôi” chưa thực sự tìm được tiếng nói chung, tuy nhiên trên bình diện chung, 12 quốc gia thành viên đều cam kết sẽ đạt được sự thống nhất rộng rãi về TPP vào cuối tháng 10 này tại APEC Bali 2013, tiến tới ký kết TPP vào cuối năm nay. Còn nhớ tại Diễn đàn Đối thoại toàn cầu ASEAN tại Phnompenh (Campuchia) tháng 11/2012, lần đầu tiên với sự tham dự của lãnh đạo một số nước ASEAN và đối tác, cũng như đại diện một số tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…, lãnh đạo Hoa Kỳ, Brunei, Malaysia, Singapore, New Zealand, Việt Nam và Úc đã tham dự cuộc họp TPP cấp cao không chính thức.
Tại Diễn đàn, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của triển vọng liên kết kinh tế sâu rộng trong khuôn khổ Hiệp định TPP, đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong tiến trình đàm phán gần ba năm qua và nhất trí tiếp tục cùng nỗ lực để có thể hướng tới hoàn tất đàm phán trong năm 2013. Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới. 12 nền kinh tế thành viên TPP có qui mô dân số 720 triệu người, GDP lên tới trên 29 nghìn tỉ USD, đóng góp 40% GDP thế giới và chiếm 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. Đó là ấn tượng lớn nhất mà TPP tạo được trước cộng đồng quốc tế và là lí do nhiều nền kinh tế lớn khác thể hiện mong muốn được gia nhập. Đây cũng được xác định là động lực để 12 thành viên có thêm quyết tâm đưa TPP vào danh mục những vấn đề quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại kinh tế trong năm 2013.
Thêm nữa, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là sân nhà của hầu hết các thành viên và tương lai kinh tế thế giới phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa chính các nước trong khu vực này với phần còn lại. Khi tham gia TPP, các chuyên gia kinh tế nhận định, một dòng chảy về vốn FDI cũng sẽ đổ vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi về thuế, cùng với đó là sự chuyển giao công nghệ từ khối FDI. Bên cạnh đó, quyết tâm đổi mới trong nội tại hệ thống chính trị cũng được cho là điều kiện tuyệt vời để các nhà đầu tư trong khối đặt niềm tin cho dòng tín dụng chiến lược mới hướng tới Việt Nam.
Lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp các quốc gia thành viên TPP gồm loại bỏ thuế quan và giảm chi phí tuân thủ cho các nhà xuất khẩu hàng hoá; nhiều cơ hội hơn để can thiệp, từ đó hạn chế tiêu cực từ các hợp đồng mua sắm chính phủ; giảm rào cản đối với thương mại dịch vụ và đầu tư. Đàm phán TPP thể hiện rõ nét sự chủ động của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nội hàm, hình thái còn mới mẻ, tuy nhiên kể từ khi gia nhập, chúng ta đã tham gia tích cực, chủ động cùng các đối tác định hình liên kết và xây dựng cuộc chơi, thay vì bị động trước đây. Ý nghĩa lớn nhất của các FTA chính là tranh thủ nguồn lực từ các thành viên còn lại để phục vụ công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Kết thúc TPP một phần để sớm thiết lập thị trường tự do
Kể cả khi vòng đàm phán 19 kết thúc trong không khó phấn khởi, cũng còn nhiều lãnh đạo các quốc gia thành viên thừa nhận, mục tiêu kết thúc TPP trong năm 2013 là hơi... tham vọng. Tuy vậy, nhiều cơ sở đã xuất hiện khi Hoa Kỳ - thành viên đáng chú ý nhất TPP, cũng chính là quốc gia có nhu cầu lớn nhất để kết thúc FTA quan trọng này – đang cần mở rộng thị thường để kích cầu nền kinh tế đang ì ạch. Dư luận quốc tế cho rằng, Tổng thống Obama quyết tâm tham gia TPP, bởi ông nhìn thấy nhiều tiềm năng trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng kinh tế từ khu vực kinh tế TPP.
Tuy nhiên Cơ quan Đại diện Thương mại vẫn rất vất vả trong việc thuyết phục các nhóm lợi ích trong nước, rằng TPP sẽ chỉ có lợi chứ không hại trong việc Hoa Kỳ tranh thủ sự ủng hộ từ khu vực năng động nhất thế giới Châu Á – Thái Bình Dương vào lúc này. Nhưng dù vậy, với lý do năm 2013 là năm chính trường Hoa Kỳ tương đối phẳng lặng bởi bầu cử Tổng thổng đã qua, ông Obama sẽ tranh thủ giải quyết dứt điểm (hoặc một phần) TPP sau khi tái đắc cử. Ngoài ra, các nhà đàm phán TPP của Hoa Kỳ hiện cũng rất sốt ruột khi chứng kiến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và 12 quốc gia khác, trong đó có 6 thành viên TPP, đã chính thức tiến hành các cuộc đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do toàn khu vực châu Á -Thái Bình Dương, còn gọi là Hiêp định đối tác kinh tế toàn bộ khu vực (RCEP). TPP đi trước RCEP tới gần ba năm, nhưng nay là thời điểm để các nhà đàm phán TPP bước vào các vòng đàm phán quyết định và cần phải có sự nhượng bộ lẫn nhau để có thể hoàn tất (hoặc một phần) Hiệp định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker
Thêm nữa, bài học nhãn tiền từ vòng đàm phán Doha (bắt đầu từ 2001) đang kéo WTO vào ngõ cụt sau… 12 năm tiến hành. Kinh nghiệm cho thấy, càng kéo dài, càng nhiều vấn đề mới nảy sinh và đương nhiên tranh cãi cũng từ đó xuất hiện. Xu hướng của thế hệ đàm phán FTA mới là thời gian vừa đủ (1,5-2 năm), để các thành viên mới sẽ phải chấp nhận Luật chơi và tham gia với mức độ cũng như nội dung cam kết ở mức cao. Đây là giai đoạn các thành viên đang “mặc cả” nhau, chưa lật hết các quân bài, yêu sách và lợi ích quốc gia của mình. Khi 2 “tân binh” Mexico và Canada (những thành viên của G20) góp mặt trong năm 2012, giới quan sát cho rằng, TPP càng có nhu cầu phải hoàn tất gọn gàng trong 2013, bởi độ nóng của Hiệp định đã lan tỏa khắp thế giới.
Như đã đề cập ở trên, vào tháng 10 tới, Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao APEC sẽ diễn ra tại Bali (Indonesia). Đây được coi là cơ hội tuyệt vời để các nhà lãnh đạo TPP gặp gỡ và cùng ký vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Như vậy, giới thạo tin đồ rằng, chắc chắn sẽ có tuyên bố cho khả năng kết thúc TPP trong năm nay. Khả năng cao nhất là CƠ BẢN kết thúc, còn kết thúc ở đâu, kết thúc bao giờ, với bao nhiêu thành viên còn phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi quốc gia thành viên.
Bên lề chuyến công tác tham dự phiên thảo luận cao cấp tại Đại hội đồng Liên hợp Quốc lần thứ 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman xung quanh các vấn đề trong TPP cũng như hợp tác nhiều mặt với Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng hợp tác kinh tế, thương mại đồng thời bày tỏ vui mừng về những tiến triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Năm 2012 kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đạt 25 tỷ USD, tăng 16 lần so với năm 2001 (trước khi ký Hiệp định Thương mại Song phương - BTA).
Thủ tướng nhấn mạnh, TPP là cần thiết và có lợi cho các nước tham gia đàm phán, góp phần tích cực cho việc phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định quyết tâm của Việt Nam thúc đẩy đàm phán như thỏa thuận giữa cấp cao hai bên năm 2012, sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ và các nước đàm phán khác đi đến kết thúc và ký kết Hiệp định TPP theo lộ trình, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ dành sự linh hoạt cần thiết cho Việt Nam trong tiến trình này.
Tùng Lê
-
"Rất mơ hồ khi kỳ vọng tân Tổng thống Mỹ sẽ quay lại với TPP"
-
CPTPP có hiệu lực: Kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường lớn tăng mạnh
-
Quyết tâm thực hiện mục tiêu khôi phục Nhà máy theo chủ trương, kế hoạch đã được Bộ chính trị, Chính phủ phê duyệt
-
Thời điểm quan trọng để tạo bước đột phá trong đàm phán Hiệp định RCEP
-
MRT 23 đạt được những kết quả thiết thực
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay bật tăng
-
Giá vàng hôm nay (12/5): Tiếp tục duy trì ở mức cao
-
Giá dầu hôm nay (12/5): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/5: Nord Stream 2 trước những biến động mới
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí