TP HCM vẫn xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Sài Gòn
Do vốn đầu tư còn hạn chế nên dự án vệ sinh môi trường TP HCM tại lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong giai đoạn 1 không đủ khả năng xử lý toàn bộ nước thải. Vì vậy, BQLDA đã đưa ra giải pháp tạm thời là xả nước thải chưa qua xử lý vào sông Sài Gòn trong khi chờ dự án triển khai giai đoạn 2.
Xây dựng cống bao hạn chế nước xả trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm
Từ khi triển khai dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hàng nghìn hộ dân được cải thiện đời sống, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã dần hồi sinh, từ đó các ổ bệnh giảm hẳn, cảnh quan khu vực xung quanh đẹp hơn.
Dự án đã ngăn được nước thải sinh hoạt đô thị không xả xuống kênh bằng hệ thống cống bao hai bên, tuyến cống này tiếp nhận lượng nước thải và đổ về nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải quá lớn, nhà máy xử lý nước thải thì chưa xây dựng, không thể lưu nước thải chờ xây dựng nhà máy xong để xử lý, nên phải xả trực tiếp ra sông Sài Gòn.
Theo ông Phan Châu Thuận, Giám đốc BQLDA vệ sinh môi trường TP HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè thì việc thu gom nước thải từ lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình...) đổ ra sông Sài Gòn chỉ là một giải pháp tình thế. Trong tương lai, lượng nước thải đó sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Ông Thuận giải thích, do tổng vốn đầu tư dự án này quá lớn nên thành phố đã chia thành hai giai đoạn. Hiện giai đoạn 1 đã hoàn thành là hệ thống thu gom nước thải; sắp tới sẽ thực hiện giai đoạn 2 là xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Số vốn xây dựng nhà máy xử lý nước thải được đề nghị dùng vào việc xử lý các hệ thống kênh ở TP HCM như hệ thống Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Hiện tại, nhà máy xử lý nước thải được chưa thực hiện. Khoản vốn vay dự kiến xây dựng nhà máy từ Ngân hàng Thế giới đã được đề nghị chuyển sang đầu tư cải tạo vệ sinh môi trường các kênh rạch trong thành phố, để làm sạch toàn bộ hệ thống kênh trên địa bàn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo tính toán của BQLDA vệ sinh môi trường TP HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nếu đến năm 2020 toàn bộ kênh rạch có được chất lượng nước tương tự Nhiêu Lộc - Thị Nghè thì TP HCM đã có một bước tiến quan trọng. Sau đó, tiếp tục tập trung đầu tư các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn để đến năm 2025 hoặc xa hơn nữa có được hệ thống thoát nước hoàn chỉnh cho một thành phố lớn, thì xem như công tác vệ sinh môi trường kênh rạch được hoàn thiện.
Võ Hiển
-
Háo hức "check-in" cánh đồng hoa hướng dương bên sông Sài Gòn
-
[Chùm ảnh] Hiện trạng kênh Ba Bò được chi hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo
-
TP HCM: Chi hơn 600 tỷ đồng cải tạo, con kênh vẫn "ngập" rác thải
-
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Điểm sáng trong bức tranh quy hoạch kênh rạch tại TP HCM
-
TP HCM giảm điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025