Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
Liệu ông Trump có thể áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với xuất khẩu dầu khí của Nga? |
Citi: Chiến thắng của ông Trump gây áp lực lên giá dầu |
Hơi nước từ một nhà máy lọc dầu ở Sulphur, Louisiana, Hoa Kỳ. Ảnh Reuters |
Theo báo cáo, ông Trump cũng dự kiến sẽ chấm dứt lệnh tạm dừng cấp phép xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng mới sang các thị trường lớn ở Châu Á và Châu Âu, đồng thời thu hồi lệnh miễn trừ, vốn cho phép California và các tiểu bang khác áp dụng các tiêu chuẩn ô nhiễm chặt chẽ hơn.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã hứa sẽ thực hiện nhiều hành động được liệt kê trong báo cáo. Karoline Leavitt, phát ngôn viên thuộc nhóm chuyển giao của ông Trump, trả lời yêu cầu của Reuters rằng kết quả của cuộc bầu cử hôm thứ Ba 5/11 đã trao cho ông "quyền thực hiện những lời hứa mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ông sẽ thực hiện".
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tạm dừng phê duyệt xuất khẩu LNG mới vào tháng 1, để hoàn thành nghiên cứu về tác động của hoạt động xuất khẩu LNG đối với kinh tế và môi trường.
Đây là lần thứ hai ông Trump rút khỏi hiệp định khí hậu Paris. Việc ông Trump có kế hoạch rút lui không phải là điều bất ngờ, vì ông đã rút lui trước đó. Bản thân ông Trump đã chỉ trích hiệp định Paris trong cuộc tranh luận với Tổng thống Joe Biden tại Atlanta vào thứ Năm 8/11, ông cho rằng thỏa thuận này là một thảm họa.
Hoa Kỳ đã tham gia Thỏa thuận Paris vào năm 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama, nhưng sau đó Trump đã đảo ngược động thái này. Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump đã hủy bỏ hàng trăm biện pháp bảo vệ môi trường và quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, vì cho rằng các hoạt động chống biến đổi khí hậu quá tốn kém. Kể từ khi 200 quốc gia cùng ký kết tham gia Hiệp định Paris vào năm 2015, Mỹ là nước đầu tiên rút khỏi hiệp định này.
Tuy nhiên, Chính quyền Biden đã có nhiều tiến bộ trong các thỏa thuận toàn cầu để chống biến đổi khí hậu kể từ khi quay trở lại thỏa thuận Paris, sau khi ông Trump rút lui. Một trong những thành tựu đó là chính quyền Biden đã đạt được thỏa thuận khó khăn với Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm khí hậu lớn nhất thế giới, nhằm giảm phát thải từ ngành điện trong thập kỷ này và hạn chế tất cả các loại khí nhà kính.
Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Trump cam kết sẽ cắt bỏ các khoản trợ cấp về khí hậu của chính quyền Tổng thống Biden và tiếp tục hoạt động thăm dò năng lượng, bao gồm cả việc giảm thuế cho các nhà sản xuất dầu, khí đốt, than.
Các luật sư trong ngành năng lượng đã chuẩn bị nhiều sắc lệnh hành pháp về các chính sách năng lượng khác nhau để ông Trump ký. Ngoài ra, một số người trong nhóm chuyển giao đang thảo luận về việc chuyển trụ sở của Cơ quan Bảo vệ Môi trường ra khỏi Washington, báo cáo trích dẫn nguồn tin giấu tên từ những người tham gia thảo luận.
Yến Anh
Reuters
-
Giá dầu tăng do xung đột tại Syria nhưng lo ngại về nhu cầu dầu vẫn hiện hữu
-
Giá dầu hôm nay (9/12): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Tin Thị trường: Giá khí đốt hôm nay đảo chiều tăng mạnh
-
Dự báo giá năng lượng cho mùa đông tới tại Mỹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 9/12: Giá dầu thế giới tăng nhẹ