Bản tin năng lượng xanh: Nhiên liệu hóa thạch giảm mạnh theo lộ trình net-zero, nhưng nhân loại sẽ không đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris

14:00 | 09/09/2021

391 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Công ty chứng nhận và phân loại quốc tế trong ngành năng lượng DNV GL mới đây đã công bố báo cáo Triển vọng chuyển đổi năng lượng 2021. Theo báo cáo, nhân loại sẽ không đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 mặc dù thế giới có thể đã đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2019.
Bản tin năng lượng xanh: Nhiên liệu hóa thạch giảm mạnh theo lộ trình net-zero, nhưng nhân loại sẽ không đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris

Báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) về lộ trình trung hòa phát thải CO2 đến năm 2050 (net-zero NZE) đối với ngành năng lượng thế giới cho thấy, nhu cầu dầu thô sẽ giảm xuống 72 triệu bpd vào năm 2030 và 24 triệu bpd năm 2050, giảm 75% so với năm 2019. Nhu cầu khí đốt sẽ đạt đỉnh 4.300 tỷ m3 trước khi giảm dần về 3.700 tỷ m3 năm 2030, và 1.750 tỷ m3 năm 2050, giảm 55%. Cùng kỳ, tiêu thụ than ước tính giảm quá 90% từ 5,25 tỷ tấn năm 2020 xuống 2,5 tỷ tấn năm 2030 và 600 triệu tấn đến năm 2050. Ngân sách đầu tư cơ bản vào lĩnh vực E&P, midstream và downstream dự báo cũng sẽ giảm mạnh, từ 350 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030 xuống còn 170 tỷ USD. Đáng chú ý, sau năm 2030, toàn bộ ngân sách đầu tư sẽ chỉ tập trung vào vận hành các mỏ đang khai thác, vận chuyển và tinh chế, không tìm kiếm, thăm dò mới.

Công ty chứng nhận và phân loại quốc tế trong ngành năng lượng DNV GL mới đây đã công bố báo cáo Triển vọng chuyển đổi năng lượng 2021. Theo báo cáo, nhân loại sẽ không đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 mặc dù thế giới có thể đã đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2019. Theo tính toán của DNV GL, phát thải năng lượng toàn cầu sẽ chỉ giảm 9% vào năm 2030 và nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng 2,3 độ C vào cuối thế kỷ này. Bên cạnh đó, tỷ trọng điện trong tiêu thụ năng lượng cuối cùng sẽ tăng từ 19% hiện tại lên 38% vào năm 2050 (thấp hơn mức dự báo năm 2020 là 41%). Năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ là những lĩnh vực sản xuất điện chính vào năm 2050 với tỷ trọng sẽ tăng lên 69%. Tỷ trọng của các nguồn NLTT trong sản xuất điện (bao gồm cả thủy điện) sẽ tăng lên 82% vào giữa thế kỷ này, trong khi tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống còn 13%. Lĩnh vực điện mặt trời sẽ dẫn đầu thế giới với tỷ trọng 36% và tổng công suất lắp đặt sẽ tăng lên 11500 GW. Việc tích hợp sản xuất là lưu trữ điện mặt trời sẽ ngày càng phổ biến và chiếm 12% tổng sản lượng điện vào năm 2050.

Về năng lượng sơ cấp, tiêu thụ dầu sẽ giảm 50% vào năm 2050, trong khi tiêu thụ khí đốt thiên nhiên sẽ duy trì ở mức hiện tại. Tiêu thụ hydro đến năm 2050 được dự báo sẽ tăng lên 281 triệu tấn mỗi năm. Theo DNV GL, 61% sản lượng hydro sẽ được sản xuất bằng phương pháp điện phân, bao gồm 18% sử dụng nguồn điện lưới và 43% sử dụng trực tiếp nguồn điện tái tạo. Thị phần hydro “xanh lam” sẽ mất khả năng cạnh tranh về chi phí và thu hẹp thị phần xuống mức 19%. Dự kiến vào tháng 10 tới (trước thềm COP 26), DNV GL sẽ công bố báo cáo về lộ trình tiến tới không phát thải carbon ròng, bao gồm các giải pháp cần thực hiện để đạt các mục tiêu khí hậu.

Bản tin năng lượng xanh: Nhiên liệu hóa thạch giảm mạnh theo lộ trình net-zero, nhưng nhân loại sẽ không đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris
Tỷ trọng các loại năng lượng để phát điện đến năm 2050. Nguồn: IEA, Global Data.

Viễn Đông

  • vietinbank