Tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động của khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng cao nhất
![]() |
![]() |
![]() |
Tại Lễ Công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra chiều nay (10/7) tại Hà Nội, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho hay thu nhập bình quân tháng một lao động của các DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 đạt 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2016.
Trong đó, khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2017 đạt cao nhất với 9,4 triệu đồng, tăng 12,5% so với năm 2016 (trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 21,6 triệu đồng); khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,8 triệu đồng, tăng 8,5% (trong đó ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 16,1 triệu đồng); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với 5,2 triệu đồng, tăng 3,9% so với năm 2016.
![]() |
Tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động của khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng cao nhất |
Theo nhận định của Tổng cục Thống kê trong Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam, khu vực DN Nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2017 đạt cao nhất với 11,9 triệu đồng, tăng 4,4% so với năm 2016 (trong đó, khu vực DN 100% vốn nhà nước đạt 11,4 triệu đồng, tăng 0,8% so với năm 2016); khu vực DN FDI đạt 9,0 triệu đồng, tăng 6,2%.
Khu vực DN ngoài Nhà nước mặc dù có mức thu nhập của người lao động thấp nhất trong 3 loại hình DN năm 2017 với 7,4 triệu đồng nhưng Tổng cục Thống kê nhận định là khu vực có tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động nhanh hơn cả, tăng 15,1% so với năm 2016.
Dựa trên mức thu nhập bình quân đó, những địa phương có mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 cao nhất cả nước là những địa phương thuộc các trung tâm công nghiệp, thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả những năm qua, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 10,4 triệu đồng; TP Hồ Chí Minh 9,9 triệu đồng; Hà Nội 9,2 triệu đồng; Bắc Ninh 9,0 triệu đồng; Đồng Nai 8,8 triệu đồng; Thái Nguyên 8,7 triệu đồng; Quảng Ninh 8,3 triệu đồng; Bình Dương 8,2 triệu đồng…
Những địa phương có mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong DN năm 2017 dưới 5 triệu đồng, thấp nhất cả nước gồm: Bạc Liêu 4,2 triệu đồng; Điện Biên 4,3 triệu đồng; Sơn La 4,6 triệu đồng; Đắk Nông 4,6 triệu đồng; Đắk Lắk 4,7 triệu đồng; Thanh Hóa 4,9 triệu đồng (xếp hạng thu nhập bình quân 1 lao động trong DN năm 2017 các địa phương đưa ra trong biểu đồ 8).
Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam, hiệu suất sử dụng lao động bình quân toàn bộ khu vực DN năm 2017 đạt 14,7 lần. Trong đó, khu vực dịch vụ có hiệu suất sử dụng lao động năm 2017 đạt cao nhất với 18,8 lần, vượt trội so với mức 12,3 lần của khu vực công nghiệp và xây dựng và gấp xấp xỉ 2,7 lần so với mức 7,0 lần của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Khu vực DN trong nước có hiệu suất sử dụng lao động cao hơn khu vực DN FDI, trong đó khu vực DN nhà nước có hiệu suất sử dụng lao động đạt 18 lần, tiếp đến là khu vực DN ngoài nhà nước 15,5 lần và thấp nhất là khu vực DN FDI với 12,3 lần.
Với chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuật lợi trong hoạt động nhất là cho DN nhỏ và vừa, khu vực DN ngoài Nhà nước đang ngày càng vươn lên ở mọi mặt để đúng với vai trò trở thành chủ lực của nền kinh tế nói chung.
Tú Anh
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025