Tin tức kinh tế ngày 18/8: Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA
Từ 01/10, giảm tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Nghị định 79/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/10/2021.
![]() |
Đáng chú ý, Nghị định 79 sửa đổi khoản 1 Điều 21, tỷ lệ cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi . Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi, trong khi quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi.
Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trừ TP. Hà Nội và TP. HCM, tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Đối với TP. Hà Nội và TP. HCM, tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi...
Tiền gửi ngân hàng tăng trưởng trong cuối tháng 6
![]() |
Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng tiếp tục tăng và đạt hơn 5,29 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tính đến tháng 6, số dư tổng phương tiện thanh toán đạt trên 12,6 triệu tỷ đồng.Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt trên 5,11 triệu tỷ đồng và tiền gửi của dân cư đạt trên 5,29 triệu tỷ đồng, tăng tương đương 4,78% và 2,94% so với cuối năm 2020.
Tính riêng tháng 6, lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng đã tăng ròng trên 17.350 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,32% so với tháng trước. Cùng với đó, lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tăng thêm trong tháng 6 là trên 74.200 tỷ đồng, tăng 1,47% so với tháng liền trước và là tháng tăng ròng cao thứ 2 từ đầu năm (chỉ sau mức tăng gần 203.000 tỷ đồng hồi tháng 3). Tính chung nửa đầu năm, người dân đã gửi ròng thêm khoảng 151.200 tỷ đồng vào các ngân hàng, trong khi số này của nhóm khách hàng tổ chức, doanh nghiệp là gần 233.200 tỷ đồng.
Giá vàng tiến sát mốc 1.800 USD/ounce
Lúc 15h hôm nay 18/8 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay qua niêm yết của Kitco.com có biên độ tăng 4,5 USD, giao dịch ở mức 1.790,6 USD/ounce.
Giá trong nước cũng tăng. Cụ thể, vàng SJC tại Hà Nội được điều chỉnh tăng chiều mua vào 100.000 đồng/lượng và chiều bán ra 150.000 đồng/lượng, lên mức 56,25 - 57,85 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng SJC tại TPHCM giữ ở mức 56,65 - 57,35 triệu đồng/lượng. Trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội giữ ở mức 56,15 - 57,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá tại TPHCM tăng lên 56,65 - 57,35 triệu đồng/lượng. Đêm 17/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.791 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.792 USD/ounce. Với các mức giá này, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 8,5 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các loại phí).
Sân bay Côn Đảo sẽ mở rộng gấp 4 lần, phục vụ dân dụng và quân sự
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030. Cảng hàng không nội địa cấp 4C này dùng chung với hoạt động quân sự cấp II.
![]() |
Sân bay Côn Đảo sẽ nâng công suất lên 2 triệu hành khách/năm |
Cảng Hàng không (CHK) Côn Đảo được quy hoạch với công suất 2 triệu hành khách/năm và 4.400 tấn hàng hóa/năm, có thể khai thác máy bay code C hoặc tương đương. Sân bay có tổng số 8 vị trí đỗ tàu bay. Công suất này tăng lên gấp 4 lần sân bay hiện hữu. Hiện đây là sân bay cấp 3C, chỉ khai thác được tàu bay ATR-72 và tương đương. Tuy nhiên, theo kế hoạch của các hãng hàng không, những năm tới, loại máy bay ATR-72 sẽ được loại bỏ dần. Trong khi đó, công suất tiếp nhận hành khách tại CHK Côn Đảo đã vượt qua công suất nhà ga hành khách hiện tại.
Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản
![]() |
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Đề án đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
M.C
-
Tin tức kinh tế ngày 26/4: Giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2025
-
Tin tức kinh tế ngày 25/4: Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
-
Giá vàng hôm nay (25/4): Tiếp tục tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 24/4: Một ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất trở lại
-
Giá vàng trong thời gian tới sẽ ra sao?
-
Tin tức kinh tế ngày 26/4: Giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2025
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/4 - 26/4
-
Thời điểm xác định giá đất đối với quỹ đất thanh toán hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
-
Tin tức kinh tế ngày 25/4: Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
-
Giá dầu hôm nay (25/4): Dầu thô tăng trong phiên