Thoát khỏi nỗi ám ảnh hóa đơn tiền điện tăng cao khi cả gia đình ở nhà nhờ vài mẹo nhỏ này
Việc tất cả mọi người cùng ở nhà sẽ phát sinh nhu cầu làm việc, học tập, giải trí... và cần phải sử dụng các thiết bị điện để phục vụ nhu cầu, điều này có thể gây tốn điện nhiều hơn.
Các chuyên gia năng lượng khuyến cáo, người dân cần sử dụng điện theo nguyên tắc 4 đúng: "Đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu" đồng thời hãy tắt các thiết bị khi không sử dụng để tránh lãng phí điện. Bên cạnh đó, hãy tối ưu hóa sử dụng các thiết bị điện trong gia đình để tiết kiệm điện hiệu quả nhất.
![]() |
Điều hòa
Trời nóng, máy lạnh cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ làm mát trong phòng. Khi nhiệt độ ngoài trời tăng thêm 1 độ thì lượng điện tiêu thụ của máy lạnh tăng từ 2-3%, nhiệt độ tăng khoảng 5 độ thì điện năng tiêu thụ tăng khoảng 10%. Do đó, dù thời gian sử dụng máy lạnh không thay đổi, nhưng khi nhiệt độ môi trường tăng và nhiệt độ trong phòng vẫn đặt ở mức không thay đổi thì lượng điện tiêu thụ của máy lạnh vẫn tăng lên rất nhiều.
Vì thế:
- Nên cài đặt máy lạnh để nhiệt độ trong phòng chênh lệch không quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời (khoảng 5 độ C).
- Hạn chế sử dụng nhiều máy lạnh cùng một lúc trong nhà.
- Có thể sử dụng máy lạnh cùng với quạt để làm mát không khí trong phòng.
- Vệ sinh máy lạnh theo định kỳ để giúp máy lạnh hoạt động ổn định, tăng khả năng làm lạnh và ít tiêu hao điện năng.
- Nên dùng quạt thay cho máy lạnh khi thời tiết không quá nóng.
- Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm tiền điện ở các bậc giá cao.
- Đặc biệt, nên tận dụng tối đa ánh sáng trời và thông gió tự nhiên.
Quạt điện
Trong phòng khách, phòng ngủ, quạt điện chỉ nên bật với tốc độ theo nhu cầu cần thiết, nếu sử dụng ở số lớn nhất sẽ hao phí điện nhiều hơn. Vào mùa hè nóng bức, nên sử dụng thêm quạt trần để làm mát, thay vì dựa hoàn toàn vào điều hòa.
Máy giặt
Nên giặt quần áo bằng máy giặt với chế độ nước lạnh. Điều này có thể giúp tiết kiệm một khoản đáng kể trong hóa đơn tiền điện.
Giảm thiểu việc để thiết bị điện ở trạng thái chờ
Nhiều người cho rằng để thiết bị điện ở trạng thái chờ sẽ tiết kiệm hơn, nhưng có một thực tế điều này vẫn tiêu tốn năng lượng điện và có thể chiếm tới 10% trong tổng lượng điện tiêu thụ. Vì thế, nếu không cần sử dụng thiết bị trong thời gian dài, tốt hơn hết nên tắt hẳn để tiết kiệm năng lượng.
Vòi sen tắm
Điều chỉnh chế độ tia nước của vòi hoa sen để tiết kiệm điện. Nếu điều chỉnh chế độ tia nước nhỏ, chậm hơn và tắm trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút thì sẽ giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nước và tiền điện bơm nước mỗi tháng.
Tủ lạnh
Nên sắp xếp các loại thực phẩm trong tủ gọn gàng, có khe hở để khí lạnh lưu thông. Không nên để thức ăn nóng vào tủ lạnh, ngoài ra cần dùng hộp kim loại thay hộp nhựa để rút ngắn thời gian làm lạnh, ít tốn hao điện.
Nồi cơm điện
Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30-45 phút để giảm thời gian hâm nóng. Ngoài ra, nên lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt nồi cơm để điện tiếp xúc tốt hơn, tránh lãng phí điện.
X.Hinh (tổng hợp)
-
EVN hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm được 448.000 kWh điện
-
[Video] Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh
-
Phát động cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”
-
Tiềm năng tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp còn rất lớn
-
Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025