Thị trường ngày 04/07/2022

12:31 | 05/07/2022

3,593 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ Pháp buộc doanh nghiệp dầu khí hàng đầu đất nước chung sức trợ giá xăng bán lẻ nhằm phần nào giảm bớt gánh nặng lạm phát kỷ lục 6,5%/năm đối với người dân (lạm phát Eurozone tháng 6 tăng 0,8% lên 8,6%/năm, Tây Ban Nha – 10,2%), theo đó, kể từ ngày 01-31/08, TotalEnergies sẽ hỗ trợ người tiêu dùng -0,12 EUR/lít xăng tại các điểm bán lẻ của công ty, song song với khoản hỗ trợ 0,18 EUR/lít từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, người tiêu dùng được hỗ trợ tổng cộng 0,3 EUR/lít xăng, tương đương 16,5 EUR/lần đổ đầy bình 55 lít. Còn ở Đức, chính phủ đang khẩn cấp hoàn tất cơ sở pháp lý cho phép thu phụ phí khí đốt trước ngày 11/7 (Gazprom bảo dưỡng định kỳ đường ống Nord Stream đến 21/07), cho phép các nhà nhập khẩu bù đắp chi phí gia tăng. Chính quyền lo ngại LB Nga nhân cơ hội này sẽ không nối lại hoạt động đường ống với lý do kỹ thuật, do vậy, cân nhắc nhiều kịch bản đối phó (giá khí tiêu dùng có thể phải tăng gấp 3 lần). Phụ thu khí đốt mới sẽ tương tự phụ thu tiền điện (0,0372 EUR/1KWh) từng có hiệu lực từ năm 2000 đến ngày 01/07/22 nhằm hỗ trợ phát triển NLTT (vừa được dỡ bỏ sau khi tăng giá điện). Trước đó, Gazprom đã buộc phải cắt giảm khối lượng trung chuyển qua Ukraine từ 109 triệu m3/ngày xuống còn 42 triệu m3/ngày do phía Ukraine cắt giảm 1/2 trạm tiếp nhận, và từ giữa tháng 6 cắt giảm khoảng -100 triệu m3/ngày (-60%) xuất khẩu qua Nord Stream do lệnh trừng phạt công nghệ/thiết bị Phương Tây dẫn đến thiếu hụt tuabin cao áp Siemens.

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố hướng dẫn thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ LB Nga có hiệu lực từ đầu năm 2023, theo đó, sẽ cấm nhập khẩu dầu thô dưới mọi hình thức, bao gồm cả hỗn hợp (blended), nhưng cho phép nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ sản xuất tại các nước thứ 3 từ nguồn dầu thô LB Nga. Ngoại lệ nhập khẩu dầu Urals đường ống Druzhba vẫn được áp dụng đối với Hungary, Ba Lan và Đức. Theo các chuyên gia giao dịch, đến thời điểm đó, thị trường vẫn sẽ dễ dàng tìm ra nhiều biện pháp lách lệnh trừng phạt.

DẦU THÔ

Saudi Aramco có kế hoạch tiếp tục tăng giá bán (OSP) tháng 8 đối với khách hàng châu Á do tỷ suất lợi nhuận biên tinh chế tăng, theo đó, nhà xuất khẩu số 1 thế giới dự kiến tăng giá bán loại dầu thô nhẹ chủ đạo Arab Light thêm +2,4 USD/thùng. Theo Saudi Aramco, nhu cầu nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng thời gian tới, trong khi khả năng gia tăng nguồn cung hạn chế, bất ổn chính trị tại Libya và Ecuador có thể kéo dài, khiến nguồn cung thu hẹp. Nhìn chung, giá dầu thế giới đang hướng tới dự báo của Goldman Sachs – 140 USD/thùng trong tháng 7 này.

Xuất khẩu dầu thô Libya đã giảm 2/3 so với năm ngoái xuống còn khoảng 365.000-409.000 bpd sau khi chính phủ nước này tuyên bố dừng hoạt động 2 cảng xuất khẩu lớn nhất Es Sider và Ras Lanuf do bất ổn chính trị. Ngoài ra, mỏ dầu thô quan trọng El Feel kết nối với cảng xuất khẩu Mellitah cũng có nguy cơ phải đóng cửa, điều khoản hợp đồng cho phép các nhà thầu tạm dừng tuân thủ nghĩa vụ trong trường hợp tình hình bất ổn vượt ngoài tầm kiểm soát.

OPEC+ tại cuộc họp định kỳ ngày 30/06 như dự kiến đã quyết định tăng hạn ngạch khai thác tháng 8 thêm 648.000 bpd, theo đó, hai thành viên dẫn đầu là KSA và LB Nga được phép khai thác 11 triệu bpd. Như vậy, toàn bộ khối lượng cam kết cắt giảm -9,7 triệu bpd sẽ được phục hồi (trên giấy tờ) vào cuối tháng 8 tới. Trên thực tế, sản lượng OPEC+ đang thấp hơn hạn ngạch cho phép tới -2,7 triệu bpd. Cũng theo tài liệu cuộc họp, nhu cầu dầu thô thế giới năm 2022 sẽ tăng +3,4 triệu bpd so với năm 2021 lên khoảng 100,3 triệu bpd, vượt 90.000 bpd so với mức trước Covid, năm 2019. Ngày 03/08 các thành viên OPEC+ dự kiến sẽ có cuộc họp định kỳ tiếp theo.

Thành viên lớn thứ 2 OPEC cắt giảm sản lượng khai thác. Chính phủ Iraq đã quyết định cắt giảm mục tiêu sản xuất tại mỏ dầu lớn đất nước – Rumaila từ 2,1 triệu bpd xuống 1,7 triệu bpd do khó khăn kỹ thuật trong việc tăng sản lượng từ phía liên danh nhà thầu BP và PetroChina. Hiện mỏ Rumaila đang khai thác 1,4 triệu bpd. Điều chỉnh này ảnh hưởng trực tiếp đến tham vọng Iraq tăng sản lượng khai thác từ 4,5 triệu bpd hiện nay lên 5 triệu bpd trong ngắn hạn và 8 triệu bpd trong dài hạn. Số liệu thống kê cho thấy, ngay cả hạn ngạch cho phép 4,5 triệu bpd vẫn chưa thể đạt tới, khai thác thực tế tháng 5 chỉ đạt 4,39 triệu bpd, xuất khẩu trung bình đạt 3,3 triệu bpd, tương đương doanh thu 11,477 tỷ USD (112,2 USD/thùng). Nhìn chung, công suất khai thác dự phòng OPEC không còn nhiều. UAE đưa ra con số khoảng 150.000 bpd, KSA 0,5 – 1,0 triệu bpd, nếu vậy, mục tiêu chuyến công du Trung Đông sắp tới của Tổng thống J. Biden với mục tiêu kêu gọi khu vực này tăng nguồn cung dầu thô sẽ trở nên vô ích.

Chính phủ Ấn Độ áp thuế xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ và thuế thu nhập đặc biệt bổ sung nhằm hạn chế xuất khẩu, ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung thị trường nội địa, chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp tinh chế bán tối thiểu 50% khối lượng xuất khẩu đối với xăng và 30% đối với diesel. Hai loại thuế mới chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận lĩnh vực tinh chế của Reliance Industries và Nayara Energy đang được hưởng lợi lớn nhất từ việc nhập khẩu dầu thô LB Nga với chiết khấu và xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ sang thị trường châu Âu.

Nhiều khả năng, LB Nga trong tháng 6 đã vượt Iraq trở thành nhà cung cấp dầu thô số 1 tại thị trường Ấn Độ. TTheo số liệu Kpler, Vortexa và Bloomberg, xuất khẩu LB Nga đạt trung bình 1,2 triệu bpd (khoảng 25% thị phần), Iraq – 1,01 triệu bpd, KSA – 662.000 bpd. Như vậy, kể từ tháng 4 đến nay, LB Nga đã thu hẹp thị phần Iraq và KSA khoảng 500.000 bpd. Dự báo trong tháng 7 này, xuất khẩu dầu thô LB Nga sang Ấn Độ có thể giảm nhẹ xuống quanh mốc 1 triệu bpd.

Chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch trợ cấp cho các nhà máy lọc trong trường hợp giá dầu thô thế giới vượt 130 USD/thùng nhằm kiềm chế đà tăng giá xăng dầu bán lẻ nội địa, ngoài ra, có thể tạm hoãn điều chỉnh giá nội địa theo thế giới. Theo cơ chế hiện hành, nếu giá dầu thô thế giới biến động hơn 50 CNY/tấn (7,46 USD) và duy trì trên 10 ngày làm việc, giá bán lẻ xăng, diesel sẽ được điều chỉnh tương ứng. Tuy nhiên, cơ chế chỉ có hiệu lực khi Brent giao động trong phạm vi 40-130 USD/thùng, do vậy, chính phủ dự kiến tạm đình chỉ 2 tháng điều chỉnh giá nội địa, nếu giá dầu thế giới vượt 130 USD/thùng. Trong trường hợp giá dầu thế giới trên 130 USD/thùng kéo dài hơn 2 tháng, chính phủ sẽ đưa ra biện pháp thích hợp.

Mới đây Trung Quốc đã cấp bổ sung 52,7 triệu tấn hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh công suất hoạt động lĩnh vực tinh chế tư nhân nước này bắt đầu tăng trở lại lên 65% trong tháng 5, sau khi sụt giảm xuống dưới 50% hồi tháng 4 (do lockdown) và 70% trong tháng 6. Bên cạnh đó, Bắc Kinh liên tục gia tăng khối lượng nhập khẩu dầu thô LB Nga lên 1,98 triệu bpd trong tháng 5 và 2,01 triệu bpd tháng 6 (+40% so với cùng kỳ 2021) với mức giá bình quân khoảng 93 USD/thùng, tương đương mức chiết khấu 15-20 USD/thùng.

KHÍ ĐỐT & LNG

Trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung khí đốt đường ống tại EU và căng thẳng với Tây Ban Nha, Algeria đang tìm cách tăng giá khí đốt cung cấp qua đường ống Medgas (công suất 8 tỷ m3/năm) cho các khách hàng Naturgy, Cepsa và Endesa (Tây Ban Nha), Engie (Pháp) và Galp (Bồ Đào Nha) bằng cách neo giá theo sàn giao dịch TTF thay vì giá dầu thô như hiện nay. Tập đoàn Sonatrach đang đàm phán với đối tác châu Âu về việc thay đổi điều khoản hợp đồng dài hạn. Nhiều khả năng, khách hàng EU buộc phải đi đến thỏa hiệp với Algeria khi quốc gia này cung cấp tới 50 tỷ m3/năm cả khí đường ống lẫn LNG, trong đó, Tây Ban Nha nhập khẩu 13 tỷ m3/năm, Bồ Đào Nha – 12 tỷ m3/năm, Ý – 21 tỷ m3/năm và Pháp – 3,6 tỷ m3/năm. Bất chấp nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt nói chung tại châu Âu, Tây Ban Nha sở hữu thừa công suất tái khí LNG nên vẫn có thể cho phép mình gây căng thẳng chính trị với Algeria khi bắt đầu tái xuất khí đốt sang Morocco qua đường ống Maghrib (GME) bị phía Algeria đình chỉ hoạt động từ năm 2020 (cấm xuất khẩu) do tranh chấp lãnh thổ. Như vậy, Tây Ban Nha chính thức đứng về phía Morocco sau 10 năm giữ trung lập, ngoài ra, phớt lờ đề nghị không tái xuất khí đốt.

Đức tạm bắt giữ 3 tanker chở LNG thuộc sở hữu công ty Dynagas LNG Partners đang được công ty Gazprom Germania thuê dài hạn đến năm 2026-2028. Gazprom Germania từng là công ty con trực thuộc tập đoàn Gazprom, tuy nhiên, đến nay Gazprom tuyên bố không còn sở hữu đơn vị này, từ chối công bố cơ cấu cổ đông mới. Ngoài ra, chính phủ Đức và Áo đang chuẩn bị cơ sở pháp lý để tịch thu các kho chứa ngầm thuộc sở hữu các đơn vị con của Gazprom.

LB NGA

Ngày 30/06, Tổng thống LB Nga V. Putin đã ký sắc lệnh chuyển đổi nhà điều hành dự án khai thác dầu khí Sakhalin-2 (Viễn Đông) từ công ty Sakhalin Energy Investment Company Ltd (đăng ký pháp lý tại quần đảo Bermuda) sang công ty TNHH mới (Gazprom Sakhalin Holding) được thành lập theo luật pháp LB Nga cùng toàn bộ tài sản, nghĩa vụ Sakhalin-2 đang sở hữu, bao gồm nhân sự, mỏ dầu Piltun-Astokhskoye, mỏ khí đốt Lunskoye và nhà máy sản xuất LNG công suất 11,6 triệu tấn/năm. Theo sắc lệnh, các cổ đông hiện hữu (Gazprom 50%, Shell 27,5%, Mitsui (12,5%) và Mitsubishi (10%) trong vòng 1 tháng phải thông báo cho chính phủ LB Nga về nguyện vọng chuyển đổi cổ phần sang doanh nghiệp mới, nếu từ chối, trong vòng 4 tháng chính phủ có quyền bán đấu giá cổ phần và chuyển tiền RUB vào tài khoản phong tỏa đặc biệt loại C. Ngoài ra, chính phủ sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động các cổ đông nước ngoài liên quan đến khía cạnh môi trường, công nghệ, nếu phát hiện dấu hiệu gây thiệt hại, số tiền khắc phục sẽ tự động trừ vào cổ phần hoặc tiền bán cổ phần. Như vậy, với quyết định trên, LB Nga không quốc hữu hóa tài sản nhà đầu tư nước ngoài không thân thiện, nhưng tạo ra rào cản pháp lý, kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp tục duy trì cổ phần tại dự án khai thác dầu khí lớn Sakhalin-2 dựa trên hợp đồng phân chia sản phẩm (PSA).

Trước đó, Shell đã tuyên bố rút vốn khỏi dự án và đang đàm phán bán lại cổ phần cho đối tác Trung Quốc (CNOOC, CNPC, Sinopec), trong khi Nhật Bản kiên quyết duy trì sự tham gia nhằm đảm bảo an ninh năng lượng (Sakhalin-2 cung cấp tới 8% nhu cầu nhập khẩu LNG Nhật Bản), mặt khác, chính phủ nước này liên tục tăng áp lực trừng phạt kinh tế LB Nga. Nhà điều hành mới (có thể là công ty Gazprom Sakhalin Holding) sẽ nắm toàn bộ quyền điều hành, quản lý hoạt động và thương mại hóa tài nguyên khai thác được. Vai trò nhà đầu tư Anh (Shell), Nhật Bản, nếu còn được cho phép tiếp tục tham gia cổ phần sẽ giảm đáng kể.

Gazprom tuyên bố không chi trả cổ tức năm 2021 ở mức 53 RUB/cổ phiếu, tương đương tổng số tiền chi trả dự kiến 1.250 tỷ RUB (23,6 tỷ USD) hoặc 50% LNST cả năm 2021. Cũng tại ĐHCĐ diễn ra ngày 30/06, cổ đông đã bầu ra HĐQT mới gồm 11 thành viên: ông A. Akimov – chủ tịch ngân hàng Gazprombank, ông V. Zubkov - đại diện đặc biệt Tổng thống về hợp tác với Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, ông D. Manturov – bộ trưởng Công thương, ông V. Markelov – PTGĐ Gazprom, ông V.Martynov – hiệu trưởng ĐH dầu khí Gubkin, ông V.Mau – hiệu trưởng Viện kinh tế quốc dân1, ông A.Miller – Tổng giám đốc Gazprom, ông A. Novak – phó Thủ tướng phụ trách năng lượng, ông D. Patrushev – bộ trưởng Nông nghiệp, ông M. Sereda – TGĐ Gazprom Trading, ông N. Shulginov – bộ trưởng Năng lượng.

Theo đại diện Gazprom, công ty từ chối chi trả cổ tức năm 2021 nhằm tập trung nguồn lực vào đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng xuất khẩu sang châu Á, cũng như khí hóa các vùng lãnh thổ LB Nga. Ngoài ra, Gazprom cần chuẩn bị sẵn nguồn tiền nộp thuế khai thác tài nguyên (NDPI) bổ sung trong giai đoạn tháng 9-11 tới. Quốc hội LB Nga (Duma) mới thông qua dự luật điều chỉnh Bộ luật thuế, theo đó, nghĩa vụ nộp thuế NDPI của Gazprom tăng thêm 1.248 tỷ RUB (23,5 tỷ USD) do giá khí đốt xuất sang châu Âu tăng, hiện vượt 1.600 USD/1000m3.

Xuất khẩu khí đốt Gazprom sang châu Âu 6 tháng đầu năm 2022 đã giảm -31% so với cùng kỳ năm 2021 xuống còn 69 tỷ m3, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ EU giảm (-27 tỷ m3 trong khi tổng nhu cầu thế giới chỉ sụt giảm -24 tỷ m3) và nhập khẩu LNG thay thế (trong tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên LNG vượt khí đường ống Gazprom ở mức 5 tỷ m3/tháng). Cùng kỳ, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trên +63%. Sản lượng khai thác khí đốt sơ bộ 6 tháng đạt 238,4 tỷ m3, giảm -8,6% (-22,4 tỷ m3).

Bất chấp việc đại diện cổ đông BP nắm giữ 19,75% không tham gia đại hội, Rosneft ngày 30/06 đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên. Công ty quyết định chi trả cổ tức năm 2021 ở mức cao kỷ lục 41,66 RUB/cổ phiếu (0,78 USD), tương đương tổng số tiền chi trả 441,5 tỷ RUB (8,33 tỷ USD) – 50% LNST cả năm 2021. Ngoài ra, ĐHCĐ bầu ra chủ tịch HĐQT mới – ông Belmahdi Tayeb (QatarEnergy), 10 thành viên còn lại bao gồm ông A. Akimov – Chủ tịch ngân hàng Gazprombank, ông Aquino A. Pedro – Giám đốc điều hành Oil & Petroleum International Resources (Philippines), ông Alsuwaidi Faisal và Al-Mohannadi Hamad Rashid – Qatar Investment Authority, ông V. Litvinenko – hiệu trưởng ĐH Mỏ St.Petersburg, ông A. Nekipelov – hiệu trưởng ĐH Lomonosov, ông A. Novak – Phó Thủ tướng phụ trách năng lượng, ông M. Oreshkin – trợ lý Tổng thống LB Nga, ông A. Uss – thống đốc vùng Krasnoyarsk và ông I. Sechin – TGĐ Rosneft.

Rosneft công bố phát hiện mỏ dầu thô quy mô lớn tại thềm lục địa biển Barents (Bắc Cực), trữ lượng có thể thu hồi 82 triệu tấn. Phát hiện mới mang tên Madachagskoye nằm không xa terminal xuất dầu duy nhất khu vực Varandey, thuộc sở hữu Lukoil mà Rosneft đã nhiều năm nay cáo buộc lợi dụng vị thế độc quyền áp phí dịch vụ quá cao.

Công ty dầu khí Samotlorneftegaz (thành viên của tập đoàn Rosneft) mới đây đã tiến hành thành công nứt vỉa thủy lực nhiều giai đoạn bằng công nghệ trong nước, đánh dấu bước tiến đầu tiên trong ngành công nghiệp dầu khí Nga. Cách tiếp cận sáng tạo làm giảm chu kỳ khoan và phát triển một giếng từ 47 ngày xuống còn 42 ngày. Hiệu quả kinh tế đạt 4,5 triệu rúp/giếng. Trong tương lai, sự phát triển công nghệ sẽ cho phép công ty thực hiện các hoạt động nứt vỉa thủy lực với số lượng giai đoạn không hạn chế. Công ty Samotlorneftegaz là một trong những đơn vị sản xuất dầu khí chính của Rosneft. Sản lượng lũy kế của công ty là hơn 2,3 tỷ tấn dầu và 400 tỷ m3 khí đốt với cơ sở tài nguyên chính là mỏ dầu Samotlor lớn nhất của Nga.

Công ty RN-Purneftegaz (đơn vị thành viên của Rosneft) mới đây đã giới thiệu một hệ thống điều khiển khoan tự động nội địa. Hệ thống khoan thông minh hoạt động trên nguyên tắc lái tự động khi thực hiện các thao tác khoan. Dựa trên các thông số ban đầu, hệ thống điều khiển tự động độc lập thực hiện các điều chỉnh để kiểm soát quá trình khoan. Ưu điểm chính của hệ thống là độ an toàn. Cứ sau 1/10000 giây, hệ thống sẽ quét các cảm biến và phản ứng nhanh với các tình huống trong quá trình khoan. Hệ thống mới giúp giảm thời gian khoan giếng cơ học xuống trung bình 11,7 giờ cho mỗi giếng. Hiệu quả kinh tế trung bình của việc khoan 1 giếng là 1,7 triệu rúp.

Theo số liệu Tổng cục thống kê LB Nga (Rostat), sản lượng khai thác dầu thô và condensate 6 tháng đầu năm tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ 2021 lên 262,83 triệu tấn, tương đương 10,52 triệu bpd, riêng sản lượng tháng 6 tăng 4,7% so với tháng 5 lên trung bình 10,7 triệu bpd. Xuất khẩu dầu thô tháng 6 (sơ bộ) giảm 2,7% xuống còn 4,5 triệu bpd, bao gồm đường ống – 1,55 triệu bpd (-7,6%), đường biển – 2,95 triệu bpd (+0,35%).

Thuế xuất khẩu dầu thô LB Nga Urals từ ngày 01/07 sẽ tăng 10,4 USD lên 55,2 USD/tấn do giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này trong giai đoạn từ 15/05 đến 14/06 tăng 10,7% so với tháng 5 lên 87,25 USD/thùng. Thuế xuất khẩu các sản phẩm dầu nhẹ và xăng cũng tăng 3,1 USD lên 16,5 USD/tấn, khí tự nhiên hóa lỏng (LPG) tăng 23,2 USD lên 110,4 USD/tấn. Cùng kỳ, giá Brent bình quân tăng 5 USD/thùng lên 117 USD/thùng. Như vậy, mức chiết khấu Urals so với tiêu chuẩn đã giảm 3 USD/thùng xuống còn 30 USD/thùng trong tháng 6 vừa qua.

Bộ Tài chính LB Nga cho rằng, tỷ giá hối đoái đồng RUB so với USD (53-55) và EUR (56-58) hiện nay không có lợi cho sản xuất trong nước nói chung và thu ngân sách nói riêng, đồng RUB mạnh lên 1 giá khiến ngân sách thất thu từ 130 đến 200 tỷ RUB. Do vậy, chính phủ sẽ thảo luận các biện pháp hạ giá trị đồng RUB trong tuần tới, bao gồm cắt giảm LSCB hoặc can thiệp qua tỷ giá chéo đồng tiền các quốc gia thân thiện, ví dụ CNY (NHTW hoặc bộ Tài chính có thể mua vào không sợ bị đóng băng tài khoản). Quỹ đầu tư Renaissance Capital ước tính, tỷ giá hối đoái bình quân RUB/USD năm 2023 có thể tăng lên 74-93, tùy thuộc vào khả năng chuyển đổi thị trường xuất khẩu dầu mỏ sau khi lệnh cấm vận EU có hiệu lực (đầu năm 2023) và giá dầu thế giới. Trong trường hợp LB Nga có thể chuyển đổi 50% xuất khẩu và giá Brent 100 USD/thùng – Urals khoảng 70 USD/thùng, tỷ giá sẽ ở mức 83 RUB/1 USD. Theo kịch bản khả quan khi thay thế được toàn bộ xuất khẩu dầu mỏ, tỷ giá dự kiến sẽ khoảng 74 RUB/USD, trường hợp xấu nhất – 93 RUB/USD.

Quá trình thanh toán XNK thông qua các đồng nội tệ giữa LB Nga và Ấn Độ bắt đầu hoạt động, nhà sản xuất xi măng lớn nhất Ấn Độ – UltraTech Cement đã thanh toán thành công lô than đá 157.000 tấn nhập từ công ty SUEK bằng 172,7 triệu INR (25,8 triệu USD), và đây không phải là trường hợp duy nhất. Ngoài dầu thô, đến nay LB Nga trở thành nhà cung cấp phân lân hàng đầu sang thị trường Ấn Độ, từ tháng 4-6 xuất khẩu hơn 350.000 tấn diammonium phosphate, một loại phân bón cung cấp dinh dưỡng phốt pho cho cây trồng trong suốt thời kỳ sinh trưởng.

PHÁT TRIỂN

Theo công ty tư vấn InfoLink, cuộc khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch do xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và thúc đẩy nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục hải quan Trung Quốc, EU đã nhập khẩu sản lượng module tương đương 24,4 GW từ nước này trong 4 tháng đầu năm 2022, trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của các nhà sản xuất quang điện Trung Quốc (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50%). Mặc dù giá chuỗi cung ứng tăng trong năm nay, lượng module mà Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu không giảm mà còn tăng đều đặn hàng tháng, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của châu Âu đối với các sản phẩm quang điện. Hà Lan là thành viên EU nhập khẩu lớn nhất với 12,1 GW module. Tiếp sau đó là Tây Ban Nha, Ba Lan và Đức. Vào ngày 18/5 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã giới thiệu Kế hoạch REPowerEU, cam kết lắp đặt 320 GW công suất lắp đặt điện mặt trời vào năm 2025 và tăng lên 600 GW vào năm 2030. Kế hoạch cũng đề cập đến việc đẩy mạnh giám sát, dần bắt buộc tất cả các tòa nhà công cộng và tòa nhà văn phòng, chung cư phải lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Với khung chính sách hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu, châu Âu sẽ tiếp tục chứng kiến động lực tăng giá mạnh mẽ cho thị trường năng lượng mặt trời của mình trong thời gian tới.

Thị trường ngày 04/07/2022

Công ty năng lượng Tata Power (Ấn Độ) mới đây đã đưa vào vận hành nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất Ấn Độ, công suất 101,6 MW tại bang Kerala, miền nam nước này. Nhà máy trải dài trên diện tích 14,1 ha mặt nước, bao gồm một nền tảng biến tần nổi công suất 5 MW và được cố định dưới đáy với 134 móng cọc được khoan đến độ sâu 20 m. Tất cả điện năng đầu ra được cung cấp cho Hội đồng điện lực bang Kerala theo hợp đồng mua bán điện đã được ký kết. Các nhà máy điện mặt trời nổi là một hướng đi đầy hứa hẹn cho sự phát triển của lĩnh vực điện mặt trời. Tiềm năng toàn cầu của phân khúc năng lượng mặt trời này ước tính khoảng vài nghìn gigawatt. Đầu năm nay, nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới với công suất 320 MW đã được đưa vào vận hành tại Trung Quốc.

Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Ả Rập ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) đang có kế hoạch vận hành các nhà máy điện mặt trời và điện gió mới với tổng công suất lắp đặt lên đến 60,9 GW vào năm 2030. Hiện tại, công suất lắp đặt điện mặt trời và điện gió ở các nước này đạt khoảng 12,1 GW (bao gồm 7,4 GW công suất điện mặt trời và 4,7 GW công suất điện gió). Dẫn đầu là Ai Cập (3,5 GW) và UAE (2,6 GW). Ngoài ra, một dự án năng lượng mặt trời quy mô lên tới 12,5 GW đã được lên kế hoạch xây dựng tại Oman để sản xuất hydro “xanh”, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2038. Trung Đông và Bắc Phi có tiềm năng lớn về phát triển điện gió và điện mặt trời. Quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang NLTT quy mô lớn như trên của khu vực được đánh giá là tham vọng. Các dự án năng lượng mặt trời được quy hoạch trong khu vực có quy mô trung bình gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu.

Theo dữ liệu sơ bộ của Eurostat, tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện ở châu Âu trong năm 2021 tiếp tục vượt qua tỷ trọng NLTT. Theo đó, sản lượng điện than tại châu Âu đã tăng 25,5% so với năm 2020, sản lượng điện hạt nhân tăng 7%. Các nhà máy điện mặt trời cũng ghi nhận sản lượng tăng 13%, nhưng sản lượng thủy điện và điện gió lại lần lượt giảm 1,2% và 3%. Cần lưu ý rằng, sự tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế EU sau đại dịch Covid-19. Sau khi tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu giảm mạnh 12,4% vào năm 2020 thì năm 2021 đã tăng 5%. Tỷ lệ sử dụng than đá và than nâu tăng lần lượt 14,7% và 12,8%. Mặc dù giá khí đốt thiên nhiên tăng vọt, tiêu thụ khí đốt tại thị trường châu Âu ghi nhận mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua với tăng trưởng 3,9% so với năm 2020.

Các công ty Air Products và Gunvor Petroleum Rotterdam mới đây đã ký kết thỏa thuận để cùng xây dựng một nhà ga nhập khẩu hydro ở cảng Rotterdam (Hà Lan). Nhà ga này được đánh giá là sẽ cung cấp hydro “xanh” cho nước này vào năm 2026. Việc sản xuất hydro “xanh” đòi hỏi một lượng lớn NLTT và châu Âu sẽ không đủ năng lực để sản xuất khối lượng lớn như vậy trong liên minh. Do đó, việc nhập khẩu hydro “xanh” với quy mô lớn là cần thiết để đạt được các mục tiêu khí hậu của châu Âu. Theo đánh giá của giới trong ngành, cảng Rotterdam sẽ nhận amoniac “xanh” từ các cơ sở của Air Products và các đối tác của nó, sau đó sẽ được xử lý thành hydro và cung cấp cho các thị trường châu Âu khác, bao gồm Hà Lan, Đức và Bỉ.

Băng tại Bắc Cực đang tan chảy nhanh chóng và đẩy các cường quốc vào cuộc đấu tranh giành tầm ảnh hưởng tại khu vực giàu tài nguyên chưa được khám phá, cũng như quyền kiểm soát tuyến đường vận tải ngắn nhất nối châu Á với châu Âu này. Theo dự báo của Hội đồng Bắc Cực, sự nóng lên tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới với tốc độ gấp 2-3 lần so với toàn trái đất, đẩy nhanh tiến độ băng tan. Đến năm 2040, loài người có thể vận hành thương mại tuyến đường Xuyên Bắc Cực (Transpolar Sea Route - TSR) có chiều dài 3.900 km, ngắn hơn tuyến đường Biển Bắc (Northern Sea Route) khoảng 1.500 km mà hiện LB Nga đang đầu tư khai thác. Đáng chú ý, TSR nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia ven Bắc Cực, do vậy, về mặt lý thuyết có thể được khai thác tự do.

Phát triển tuyến đường TSR trong tương lai sẽ mở ra khả năng tiếp cận 30% trữ lượng khí đốt, 13% trữ lượng dầu thô mỏ thế giới cùng trữ lượng vàng, bạc, berili và lithium tổng giá trị khoảng 1.000 tỷ USD. Việc NATO nhanh chóng mở rộng – kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan nhân cơ hội Ukraine cho thấy trong tương lai Phương Tây có ý đồ cạnh tranh khốc liệt với LB Nga tại Bắc Cực. Trong trường hợp thực sự có cơ hội triển khai tuyến đường vận tải mới, căng thẳng khu vực Bắc Cực chắc chắn sẽ leo thang, không chỉ giữa LB Nga với NATO, mà còn giữa các quốc gia lân cận nhỏ hơn như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Iceland và Na Uy.

Sửa Luật dầu khí để ngành dầu khí lớn mạnhSửa Luật dầu khí để ngành dầu khí lớn mạnh
Toàn văn phát biểu của Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại hội trường Quốc hộiToàn văn phát biểu của Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại hội trường Quốc hội
Thủ tướng: Khẩn trương cấp khí lô B cho các dự án điện lực Ô MônThủ tướng: Khẩn trương cấp khí lô B cho các dự án điện lực Ô Môn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC HCM 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 ▲600K 76,100 ▲500K
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 ▲600K 76,000 ▲500K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼100K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,485 ▲50K 7,700 ▲50K
Trang sức 99.9 7,475 ▲50K 7,690 ▲50K
NL 99.99 7,480 ▲50K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,460 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,550 ▲50K 7,730 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,550 ▲50K 7,730 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,550 ▲50K 7,730 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▼10K 8,380 ▼20K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▼10K 8,380 ▼20K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▼10K 8,380 ▼20K
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 ▼300K 83,800 ▼300K
SJC 5c 81,800 ▼300K 83,820 ▼300K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 ▼300K 83,830 ▼300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,000 ▲300K 76,900 ▲300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,000 ▲300K 77,000 ▲300K
Nữ Trang 99.99% 74,900 ▲300K 76,200 ▲300K
Nữ Trang 99% 73,446 ▲297K 75,446 ▲297K
Nữ Trang 68% 49,471 ▲204K 51,971 ▲204K
Nữ Trang 41.7% 29,429 ▲126K 31,929 ▲126K
Cập nhật: 19/04/2024 12:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,036 16,136 16,586
CAD 18,224 18,324 18,874
CHF 27,575 27,680 28,480
CNY - 3,476 3,586
DKK - 3,579 3,709
EUR #26,608 26,643 27,903
GBP 31,226 31,276 32,236
HKD 3,175 3,190 3,325
JPY 161.53 161.53 169.48
KRW 16.59 17.39 20.19
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,262 2,342
NZD 14,724 14,774 15,291
SEK - 2,266 2,376
SGD 18,220 18,320 19,050
THB 637.5 681.84 705.5
USD #25,179 25,179 25,473
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 19/04/2024 12:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25230 25280 25470
AUD 16028 16078 16483
CAD 18247 18297 18699
CHF 27852 27902 28314
CNY 0 3477.8 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26783 26833 27335
GBP 31358 31408 31861
HKD 0 3115 0
JPY 163.06 163.56 179.85
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14733 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18493 18493 18844
THB 0 649.6 0
TWD 0 777 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/04/2024 12:45