Thái Lan: Phạt lái xe say rượu đến nhà xác làm việc
![]() |
(Bên trái) Giao thông đông đúc ở trung tâm thành phố Bangkok vào ngày 21 tháng 5 năm 2010. (Ảnh: Bay Ismoyo/AFP/Getty Images) |
Trong nỗ lực nhằm giảm thiểu số lượng các vụ tai nạn trong suốt tuần lễ hội năm mới ở Thái Lan, các nhà chức trách nước này đã đưa ra một biện pháp mới: Đưa người lái xe say rượu và những người tái phạm tới làm việc tại nhà xác của bệnh viện. Đầu năm nay, các quan chức thông báo lái xe say rượu có thể bị tạm giữ phương tiện trong suốt lễ hội và gần đây họ phê duyệt phương án gây sốc là bắt làm việc tại nhà xác.
Hàng ngàn người Thái đang trên đường trở về quê từ các thành phố lớn sau lễ hội Songkran (bắt đầu từ ngày 13/4 năm nay). Nhiều người trong số họ đi trên đường sau khi uống rượu bia và những người lái xe gắn máy thường không tôn trọng luật đội mũ bảo hiểm. Chính phủ gọi thời gian lễ hội này là ‘Bảy ngày nguy hiểm’, trong những ngày này trung bình có 2,3 người chết và 160 người bị thương mỗi giờ.
“Người vi phạm luật giao thông bị tòa án kết tội sẽ bị gửi đến làm công tác dịch vụ công tại nhà xác trong bệnh viện“, Đại tá Cảnh sát Kriangdej Jantarawong, Phó Giám đốc bộ phận hoạch định nhiệm vụ đặc biệt cho biết.
Ông này nói thêm: “Đây là chiến lược được sử dụng để làm cho những người vi phạm luật giao thông cảm thấy e ngại khi lái xe thiếu thận trọng hay lái xe trong khi say rượu vì họ có thể gặp kết cục tương tự giống như thế. Nó là một biện pháp răn đe, một cách để ngăn cản người dân vi phạm“.
![]() |
Người dân địa phương Thái Lan và người nước ngoài tham gia hoạt động té nước trong Lễ hội Songkran ở thành phố Chang Mai vào ngày 15/4 năm 2005. Lễ hội Songkran truyền thống của Thái Lan được tổ chức mỗi năm từ 13 đến 15 tháng 4. (Ảnh: Taylor Weidman/Getty Images) |
Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về số ca tử vong do tai nạn giao thông, và các chuyên gia y tế và an toàn sợ rằng thậm chí tình hình sẽ có thể tồi tệ hơn nữa.
Hôm 11/4, Giám đốc Phòng cấp cứu của Cục Y tế Công, Anurak Amornpetchsathaporn nói rằng để người vi phạm làm việc trong nhà xác có thể khiến họ ngẫm nghĩ sâu sắc hơn, thay vì làm các công việc cộng đồng khác như làm vệ sinh công viên hay thư viện. Những việc này đã bị chứng minh là không đạt được hiệu quả kỷ luật.
“Họ sẽ thấy thiệt hại thực tế về thân thể và tinh thần“, Anurak nói “Trong nhà xác, họ sẽ phải dọn dẹp và vận chuyển các xác chết, vì vậy hy vọng họ sẽ cảm nhận được nỗi đau, họ sẽ có thể thấu hiểu và cảm thấy có trách nhiệm. Việc đó sẽ giúp họ an toàn hơn khi lái xe“.
ĐKN
-
Hà Nội phân luồng giao thông ra vào nội đô dịp Tết Nguyên đán
-
[Video] Bước tiến mới trong hệ thống pháp luật năm 2025
-
Điều chỉnh tốc độ tối đa của xe máy trên cầu Thanh Trì xuống 40 km/h
-
Mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết 2025
-
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025