Tết Âm lịch được nghỉ thêm 1 ngày?

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và PCT QH Nguyễn Thị Kim Ngân đều cho rằng cần quy định thêm 1 ngày nghỉ Tết Âm lịch.
Ông nói: “Tết Âm lịch năm nào cũng “kẹt” 1 ngày chẳng ai đi làm. Người lao động thực nghỉ mà sao không cho?”
Lâu nay, người lao động được nghỉ Tết từ ngày 30 đến hết ngày mùng 3 Tết, riêng ngày mùng 4 dù luật lao động không quy định nhưng các cơ quan, đơn vị vẫn cho cán bộ, công nhân viên được nghỉ.
Từng là Bộ trưởng LĐTB&XH, Trưởng ban soạn thảo dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, khi soạn thảo Bộ luật cũng đã có ý kiến đặt ra vấn đề này.
“So với các nước trong khu vực, số ngày nghỉ trong năm của Việt Nam vẫn còn thấp hơn, nên thêm 1 ngày nghỉ có thể chấp nhận được”, bà Ngân bày tỏ ý kiến.
Một nội dung sửa đổi trong Bộ luật Lao động nhận được nhiều ý kiến quan tâm là thời gian nghỉ thai sản.
Dự thảo Luật nâng thời gian nghỉ thêm 1 tháng, từ 4 lên 5 tháng với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường, từ 5 lên 6 tháng đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại; giữ nguyên thời gian nghỉ 6 tháng với lao động nữ khuyết tật.
Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai cho rằng, để trẻ em được bình đẳng bú sữa mẹ, nên thống nhất thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng. Còn lại tùy sức khỏe, điều kiện, hoàn cảnh của từng lao động nữ mà có thể đi làm sớm hơn, nhưng không được nghỉ ít hơn 4 tháng…
Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự kiến thay thế cho Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, sẽ được QH cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 2 sắp tới.
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025