Tẩy chay vắc xin là hại cả mình và cộng đồng

15:21 | 22/02/2019

300 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dịch sởi bùng phát mạnh trên 44 tỉnh thành, nhiều khuyến cáo về việc cần tiêm chủng phòng bệnh được phát đi. Nhưng nhiều người dân vẫn thờ ơ với việc chủng ngừa bệnh mà không cần biết rằng tẩy chay vắc xin là hại cả mình và cộng đồng. 

90% số ca mắc bệnh đều chưa tiêm phòng

Hiện nay, dịch bệnh sởi đã ghi nhận ở 44 tỉnh, thành phố có bệnh nhân. Dịch bùng phát mạnh nhất tại TP HCM với hơn 200.000 ca bệnh. Chỉ từ tháng 11/2018, đến cuối năm 2018, dịch sởi được đánh giá là đã tăng gấp 50 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, tính từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, đã nhận 328 ca chưa tính số bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú. Hiện bệnh viện đã quá tải cho bệnh sởi gia tăng nhanh chỉ trong vòng vài tháng. Theo dự báo của bệnh viện, số bệnh nhân cũng chưa hề có dấu hiệu dừng lại.

Trong khi đó, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận tại từ đầu năm đến ngày 17/2 đã có 192 ca mắc sởi. Trong khi cùng kỳ năm 2018, thành phố chỉ ghi nhận 22 trường hợp mắc sởi. Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chỉ trong tháng đầu năm đã có 200 ca nhập viện. Dấu hiệu gia tăng căn bệnh này cũng chưa hề giảm.

tay chay vac xin la hai ca minh va cong dong
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng - Ảnh tư liệu

Điều đáng nói là 90% số ca mắc sởi đều chưa được tiêm phòng hoặc không rõ về tình trạng tiêm phòng. Trước tình trạng dịch bùng phát, Bộ Y tế đã khuyến cáo "Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm ngay, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào".

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virrus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp. Người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Dịch bệnh này chỉ có thể ngăn chặn được sự lây lan khi cộng đồng dân cư được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

Tiêm vắc xin phòng bệnh là cần thiết

Theo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, tỷ lệ trong đợt triển khai tiêm phòng trẻ từ 1-5 tuổi trên toàn địa bàn thành phố cuối năm 2018 đạt 96,13% nhưng tại một số đơn vị, tỷ lệ tiêm lại chưa đạt yêu cầu trên quy mô phường, xã. Trong đó, điển hình như phường Đội Cấn (quận Ba Đình) tỷ lệ tiêm chỉ đạt 64,1%.

Không tiêm chủng ngừa bệnh, ngoài lý do gia đình không có điều kiện, cha mẹ không chăm lo sát sao đến trẻ còn do phong trào bài vắc xin đã xuất hiện những năm gần đây. Hầu hết các bậc phụ huynh quyết không cho con chủng ngừa vắc xin này là không tin tưởng vào phương pháp phòng bệnh bằng vắc xin…, đặc biệt là sau những ca bị biến chứng.

Thực tế, biến chứng nặng sau chủng ngừa xảy đến với một số người bởi mỗi cơ thể có một sự phản kháng khác nhau, có người nặng người nhẹ, nhất là với trẻ nhỏ, ngoài ra còn có rất nhiều lý do trùng hợp, ví dụ cơ thể đang bị sẵn các bệnh...

Tuy nhiên, cách tìm hiểu chưa sâu kỹ và tỉnh táo đã đẩy nhiều bà mẹ tham gia các phong trào bài vắc xin, khi lực lượng này nói "không" với vắc xin càng lớn lại càng dễ lôi kéo thêm các bà mẹ khác. Chỉ qua các thông tin trên mạng, cộng thêm thông tin một vài vụ trẻ bị biến chứng sau khi tiêm chủng, nhiều bà mẹ đã dễ dàng cho rằng tiêm chủng vắc xin là tiêm chất độc vào cơ thể, là hại con, thậm chí là giết con. Theo đó, cách bảo vệ con tốt nhất của các mẹ này là bổ sung kháng thể và chăm sóc con thật kỹ.

Trong khi các chuyên gia y khoa không ngừng khuyến cáo, trong khi dịch sởi bùng phát mạnh trên diện rộng, nhiều người vẫn thờ ơ với việc chủng ngừa mà không cần biết rằng anti vắc xin là hại cả mình và cộng đồng. Chỉ khi chính bản thân phải trải qua những ngày chăm con trong viện, chứng kiến con mình và các bệnh nhân khác khổ sở với bệnh, nhiều mẹ mới tỉnh ngộ.

Chị T.T.K hiện đang chăm con bị sởi cho biết, lúc trước đã không chủng ngừa cho con bởi thấy hàng xóm đi tiêm phòng sáng thì chiều đã sốt đùng đùng rồi nghe nhiều người nói không với tiêm vắc xin vì nó gây nguy hiểm nên cũng nghe theo. Bây giờ vào viện, bác sĩ giải thích mới hiểu ra nhiều điều đã ngộ nhận ví dụ sốt sau khi tiêm vắc xin là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, hay rủi ro khi tiêm chủng là điều không tránh khỏi nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ rất hiếm.

"Nếu mình chỉ nghĩ đến những rủi ro đó mà không cho con tiêm phòng đầy đủ thì tự mình sẽ chuốc những nguy cơ lớn hơn, chưa nói đến nguy cơ lây bệnh cho những người khác”, chị T.T.K chia sẻ.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, phong trào "anti vắc xin" (tẩy chay vắc xin) không chỉ có ở Việt Nam mà ở nhiều nước, chính điều này khiến dịch sởi phát triển một cách khó lường. Để phòng bệnh cho con, các bà mẹ cần tỉnh táo. Đối với bệnh sởi, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc nên cần tiêm nhắc lại để phòng bệnh và tránh truyền bệnh từ mẹ sang con.

"Bệnh sởi có mức độ lây lan nhanh, nhiều trường hợp biến chứng nặng, với bệnh sởi phòng bệnh là quan trọng và việc tiêm chủng là cần thiết", TS Kính nhấn mạnh.

tay chay vac xin la hai ca minh va cong dongHà Nội lo ngại bùng phát dịch sởi
tay chay vac xin la hai ca minh va cong dong95% ca mắc sởi do chưa được tiêm ngừa
tay chay vac xin la hai ca minh va cong dongCẩn trọng với dịch sởi quay trở lại theo chu kỳ

Thanh Sơn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.