Tác động toàn cầu của việc chính phủ Mỹ đóng cửa

07:00 | 02/10/2013

604 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ngày 1/10, Chính phủ Mỹ đã đóng cửa, nhưng thế giới vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, một số chức năng của chính phủ liên kết Mỹ với thế giới sẽ bị ảnh hưởng.

* Châu Á phản ứng về việc chính phủ Mỹ đóng cửa

Ðài tưởng niệm Lincoln ở Washington đóng cửa, ngày 1/10/2013.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các hoạt động về lãnh sự vụ của Mỹ ở nước ngoài sẽ tiếp tục chừng nào còn đủ ngân khoản để hỗ trợ. Có nghĩa là Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục cứu xét các đơn từ nước ngoài xin cấp thị thực và hộ chiếu của Mỹ, và cung cấp các dịch vụ cho công dân Mỹ ở nước ngoài chừng nào còn có thể làm được.

Bộ Ngoại giao sẽ áp dụng việc cho nghỉ việc không lương đối với nhân viên tuyển dụng ở địa phương, kể cả những người mang quốc tịch nước ngoài, tùy thuộc vào các luật lệ về lao động địa phương ở mỗi nước. Nói chung, nhân viên tuyển dụng ở địa phương sẽ được yêu cầu a) đến trình diện tại nhiệm sở theo chỉ thị của cấp trên, b) được nghỉ việc có ăn lương, hoặc c) được đặt trong tình trạng nghỉ việc không lương bình thường.

Việc du hành của Bộ Ngoại giao sẽ hạn chế ở mức độ cần thiết để duy trì quan hệ với nước ngoài cấp thiết cho an ninh quốc gia, hay xử lý các tình huống khẩn cấp có liên quan đến sự an toàn của mạng sống hay bảo vệ tài sản. Do đó, chẳng hạn, du hành sẽ được phép thực hiện để thương nghị các hiệp định quan trọng và để cung cấp các dịch vụ cấp thiết cho người tỵ nạn, chứ không phải để đọc một bài phát biểu khích lệ tại một trường đại học nước ngoài.

Hầu hết nhân viên làm việc cho các cơ quan Dịch vụ Quốc tịch và Di trú (USCIS), sẽ tiếp tục làm việc, có nghĩa là các đơn xin cấp thẻ xanh, hay xin quy chế thường trú, sẽ tiếp tục được nhận như bình thường. USCIS được cấp ngân khoản hoạt động chủ yếu từ lệ phí trả cho các dịch vụ và quyền lợi, có nghĩa là nhân viên của cơ quan này không phụ thuộc vào các quyết định cấp ngân khoản được Quốc hội chấp thuận.

Châu Á phản ứng về việc chính phủ Mỹ đóng cửa

Số người bán chứng khoán và đôla trên các thị trường châu Á hôm qua gia tăng chút đỉnh vì vụ chính phủ Mỹ đóng cửa từng phần.

Các nhà mua bán chứng khoán cho biết vụ đóng cửa đầu tiên trong vòng 17 năm của chính phủ Mỹ đã làm sút giảm số điểm gia tăng trên thị trường Tokyo sáng sớm hôm qua, nhưng vào cuối ngày giao dịch  chỉ số Neikkei cũng tăng được 29 điểm, tương đương với 0,2%.

Các thị trường Hồng Kông và Thượng Hải hôm qua đóng cửa nghỉ lễ. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,1%.

Ông Masamichi Adachi, một chuyên gia kinh tế của đại công ty JP Morgan ở Tokyo, cho biết trong thời gian gần đây các nhà đầu tư đã dự kiến là chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa. "Nhưng nếu họ đóng cửa lâu hơn, giả dụ như vài tuần lễ, thì việc đó chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực. Và chúng tôi quan tâm hơn tới vấn đề mức trần nợ vì điều đó có thể dẫn tới chỗ trái phiếu chính phủ Mỹ không được thanh toán trên lý thuyết. Và việc đó sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đối với các thị trường tài chính".

Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng chính phủ sẽ không còn quyền mượn nợ trong tháng 10. Quốc hội phải thông qua các dự luật để nâng cao mức trần nợ trước thời hạn chót.

 

Ông Nuttachart Mekmasin, Phó Chủ tịch công ty chứng khoán Trinity ở Bangkok, cho biết ông dự kiến các vấn đề ở Mỹ sẽ có những tác động hạn chế vào lúc này.

"Tôi nghĩ rằng thị trường ở các nước châu Á có lẽ không gặp vấn đề lớn như ở Mỹ. Nhưng trong ngắn hạn có thể sẽ có tình trạng dòng vốn chảy ra ngoài. Trên thị trường của chúng tôi trong tuần qua số chứng khoán người nước ngoài bán ra nhiều hơn số mua. Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng vậy. Nhưng thị trường đã ứng phó khá tốt với áp lực này”.

Tỉ giá hối đoái của đôla Mỹ ở các thị trường châu Á đã giảm tới mức thấp nhất trong vòng 9 tháng, và đồng yen được hưởng lợi từ tình trạng bất trắc ở Washington.

Tân Hoa Xã cảnh báo du khách tới Mỹ là những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch, như các công viên quốc gia và các đài tưởng niệm ở thủ đô Washington, sẽ bị đóng cửa.

Một số người cũng lo ngại về tác động của vụ này đối với công cuộc làm ăn mua bán với nước Mỹ.

Tại Ấn Độ, một số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng họ không hiểu tại sao một nước phát triển như nước Mỹ mà lại để cho chính phủ bị đóng cửa chỉ vì một sự đối đầu ở Quốc hội.

Nh.Thạch

AP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc