Sơ đồ sai phạm giữa Huyền Như và ACB

20:02 | 29/12/2014

2,970 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, bào chữa cho bị cáo Huỳnh Trung Chí, bất ngờ trình HĐXX “Sơ đồ liên quan đến trách nhiệm gây thiệt hại số tiền 718 tỉ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)".

>> “Cắt khúc” vụ án để hướng Huyền Như đến tội danh khác?

Luật sư Phúc diễn giải, sơ đồ thể hiện các trách nhiệm có liên quan đến thiệt hại 718 tỉ đồng của ACB đã cho thấy, thiệt hại số tiền trên có rất nhiều trách nhiệm của các cá nhân có liên quan. Trong đó, trách nhiệm của lãnh đạo ACB đã được đại diện VKS khẳng định rõ là do hành vi ủy thác trái pháp luật, không được pháp luật bảo vệ nên phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại của mình.

Đây được xem là trách nhiệm chính dẫn đến thiệt hại trên và các thành viên Ban lãnh đạo ACB đã bị tuyên phạt từ 2 năm đến 8 năm tù theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hà Nội.

Sơ đồ sai phạm giữa Huyền Như và ACB

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như.

Trong vụ án này, tạm thời tách hành vi ủy thác của các thành viên lãnh đạo ACB và hành vi lừa đảo của bị cáo Như để thấy rõ mối tương quan và mức độ nghiêm trọng giữa 2 vai trò còn lại của các nhân viên 2 ngân hàng. Trách nhiệm chính gây nên thiệt hại, góp phần phân định rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, góp phần đảm bảo tính công bằng trong bản án.

Trong đó, nếu trách nhiệm của các cá nhân nhân viên ACB; nếu các cá nhân nhân viên ACB có trách nhiệm với tài sản mình được ủy thác, không sai phạm trong việc ký lệnh chi và mở tài khoản tiết kiệm, thì bị cáo Như không thể nào có các Thẻ tiết kiệm để tạo lòng tin mà lừa dối được các đồng nghiệp.

Sơ đồ sai phạm giữa Huyền Như và ACB

Sơ đồ liên quan đến trách nhiệm gây thiệt hại số tiền 718 tỉ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.

Đây mặc dù không phải là bước cuối cùng của việc chiếm đoạt tiền, nhưng là khởi nguồn và là điều kiện tiên quyết để bị cáo Huyền Như chiếm đoạt được tiền. Thực tế, Huỳnh Thị Huyền Như vẫn hoàn toàn lợi dụng được vào các Thẻ tiết kiệm mà các nhân viên ACB bỏ mặc cùng chữ ký mẫu để thực hiện việc chiếm đoạt tiền bằng cách tất toán Thẻ tiết kiệm.

Trong khi đó, đối với các nhân viên Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng thì nếu không có Thẻ tiết kiệm cùng sự khớp đúng của các chữ ký mẫu thì chắc chắn họ không bao giờ cho vay. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cũng đã đưa ra một số ý kiến đối đáp VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét, có sự cảm thông chia sẻ với các bị cáo.

Luật sư Phúc trình bày thêm: “VKS chưa nói rõ về nguyên nhân dẫn đến sai phạm của bị cáo Chí, trong đó có cả sự sai sót của nhân viên ACB. Bị cáo Chí bị quy kết làm thiệt hại 239 tỷ đồng”.

Hưng Long (tổng hợp)