Seoul “cứng” với Bình Nhưỡng, Kaesong bên bờ vực đóng cửa vĩnh viễn
Ông Kim Kiwoong (phải), người đứng đầu phái đoàn Hàn Quốc, bắt tay với đối tác Triều Tiên sau cuộc họp tại Kaesong, ngày 25/7/2013
Hôm 4/8, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-Seok nói rằng “miền Bắc phải hiểu là sự kiên nhẫn của miền Nam cũng có giới hạn”.
Sau 6 lần hội đàm căng thẳng, Bình Nhưỡng từ chối những điều kiện mới từ phía Hàn Quốc nhằm mở hoạt động trở lại khu công nghiệp. Tổng thống Hàn Quốc Park Guen Hye đề nghị cam kết không bao giờ đình chỉ việc sản xuất trong tương lai do các lý do chính trị như Chủ tịch Kim Jong Un đã làm vào tháng 4 vừa rồi, khi hai bên lo sơ tán công nhân vì căng thẳng với Mỹ dâng cao. Hai bên đổ lỗi cho nhau về vấn đề đóng cửa.
Hôm 28/7, Hàn Quốc đề nghị đàm phán “chung cuộc” nhưng Triều Tiên vẫn chưa trả lời. Lần cuối cùng họ gặp nhau là ngày 25/7 với kết quả miền Bắc tố giác miền Nam là “ngạo mạn”.
Thương lượng lần này thất bại có thể làm cho Seoul thông báo đóng cửa chính thức khu công nghiệp, gây thiệt thòi cho các chủ doanh nghiệp, khi họ đã chịu tổn hại đến một tỉ USD do đã để lại máy móc tại khu công nghiệp. Cách giải quyết khá “rắn” lần này của Seoul đánh dấu một lần nữa tính nghiêm trọng trong mối quan hệ liên Triều, xóa đi vết tích cuối cùng của mối quan hệ liên Triều từ năm 2000.
Để tránh phải lãnh trách nhiệm về quyết định khá nặng nề này và giữ một lối mở cho đàm phán, Seoul có thể lựa chọn một giải pháp ít cực đoan hơn, đó là cắt nước và điện của khu công nghiệp.
Sự kiên quyết của Tổng thống Park làm rối loạn chiến lược của Chủ tịch Kim Jong Un, người đã đưa ra chính sách ngoại giao phá vỡ thế cô lập sau cuộc khủng hoảng mùa xuân vừa rồi. Một chuyên gia đại học Dongseo tại Busan nhận định: “Họ cảm thấy ngạc nhiên vì chiến lược thường dùng là chia rẽ ý kiến công chúng Hàn Quốc không còn tác dụng nữa. Đa số dân chúng bây giờ lại ủng hộ thái độ cứng rắn của bà Park”.
Ngoài giá trị mang tính biểu tượng, Bình Nhưỡng còn phải trả một cái giá đắt về vật chất và chính trị khi đóng cửa Kaesong, vì Triều Tiên đang thiếu nguồn tài chính. Từ nay, Triều Tiên phải nuôi 52.000 công nhân thất nghiệp, trong khi khu công nghiệp mang lại nguồn lợi quý báu cho đất nước.
Th.Long (Theo AFP)
-
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đầu tư vào đường ống dẫn khí nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ?
-
Bản tin Năng lượng xanh: Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân lớn mới, nhiều năng lượng tái tạo hơn trong hỗn hợp năng lượng
-
Hàn Quốc sẽ sử dụng LNG nhập khẩu từ Hoa Kỳ như một con bài mặc cả
-
Đánh giá về những phát hiện khí đốt ngoài khơi của Hàn Quốc
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số