Săn sam chữa bệnh

07:00 | 07/08/2015

2,112 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
"Đúng là máu của loài sam được sử dụng, ứng dụng trong y học nhưng không hề có chuyện được chế xuất thành biệt dược diệt trừ vi khuẩn, viurs hay nấm mốc... Kỳ thực máu sam có khả năng phát hiện nhanh chóng chất endotoxin (nội độc tố -PV) của vi khuẩn. Nhờ đặc tính này mà ngành dược học ở Mỹ dùng máu sam tạo ra chế phẩm lysate sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh lậu, bệnh nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu và một số chứng bệnh khác. Một số tài liệu cho biết chế phẩm lysate được dùng làm chất thử các loại thuốc chích, vắc-xin xem có nhiễm hay sót độc tố của vi khuẩn trước khi được sử dụng chính thức cho người"...

Bổ dương hay…

Bổ dương hay… "bổ ngửa"?

(Petrotimes) - Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực chồng chất đã khiến cho không ít người, đặc biệt là cánh mày râu suy giảm về mặt thể chất, cụ thể như “sinh lực” để rồi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện vấn đề này, một trong những giải pháp mà phần lớn mọi người “nhắm” đến ấy là uống rượu… bổ dương. Tuy nhiên, có phải ai cũng có thể sử dụng “thần dược” này và “thần dược” ấy có thực sự làm mọi người “như ý”.

"Máu sam chữa bệnh máu trắng, mình mới biết thông tin này từ mấy bạn ở Mỹ. Sam thì ai cũng biết, có câu "yêu nhau như sam" vì chúng luôn sống có cặp, và trứng sam rất ngon, thơm, bùi, béo... Nhưng không phải ai cũng biết con sam còn chữa được bệnh ung thư, nó là con vật cổ đại nhưng lại được y học hiện đại tin dùng, sử dụng máu nó làm thuốc ngăn ngừa các chứng bệnh K, diệt khuẩn, thải độc, giúp tăng cường kháng thể. Mình đã từng gặp sam, thấy người ta bán nhiều ở biển Tân Thành (Tiền Giang), bán rất rẻ, chỉ ngoài một trăm ngàn một con bao chế biến tại chỗ với món nướng. Nhưng mình không dám ăn vì nghe có người nói con sam giống con so, khó phân biệt, mà trong con so có chất độc như độc của cá nóc, ăn vô trúng phải dễ thăng thiên. Giờ biết nó có tác dụng chữa bệnh, thải độc tăng kháng thể vầy tiếc quá. Nghe nói ở Cần Giờ có bán sam, chắc xuống xử quá...".

Săn sam chữa bệnh
Nhan nhản quảng cáo về tác dụng chữa bệnh của trứng và huyết sam.

Trên đây là chia sẻ của chị Minh Ngọc (SN 1958), ngụ quận 9, phường Phước Long B (TP HCM). Nhận thấy rằng đây là chia sẻ mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm nên PV Chuyên đề ANTG vào cuộc, để tìm hiểu xem có đúng máu loài sam chữa được ung thư máu, thải độc và tăng cường kháng thể?!

Cơn sốt ẩm thực của dân Sài thành

Dạo gần đây, có nhiều nhà hàng, quán ăn tại Sài Gòn phục vụ khách có nhu cầu ăn sam để sắc vóc, sức khỏe được trượng vượng. Tại quán M.T. ở quận 9, một con sam thuộc loại "cụ" với bề ngang khoảng 1,5 gang tay được bán với giá dao động từ 400-500 ngàn đồng. Tại đây, sam được thả trong tủ kính có sủi bọt khí ô-xy, khách chọn con nào chỉ việc chỉ tay, ngay lập tức người của quán sẽ dùng vợt vớt sam đem chế biến thành món duy nhất là nướng mọi. Khi sam chuyển màu từ xanh sang vàng là lúc nó đã chín, lúc này người của quán sẽ dùng kéo cắt quanh mép phần thân đầu, lột lớp áo giáp phía dưới để lộ ra bọng trứng vàng ươm như trứng cá tầm cho thực khách thưởng thức.

Quán hải sản M.T. ngoài món nướng truyền thống còn có món được gọi là "tiết canh sam". Việc lấy tiết sam được thực hiện kiểu như người ta lấy tiết tôm hùm. Đầu bếp dùng con dao cán vàng đâm vào yếm dưới của sam để bắn ra thứ "tiết canh" có màu xanh lè hòa với rượu cho khách nhâm nhi trong quá trình ăn trứng: "Trứng cá tầm sao thì trứng sam gần như vậy. Cái trứng nó vừa ngon lại vừa bổ, máu nó thì giúp thải độc với lại giúp cô lập, ức chế tế bào ung thư, loài này đúng là đại biệt dược... - anh Thủ, ngoài 40 tuổi, từng ăn sam theo kiểu uống rượu tiết canh, thổ lộ.

Cách đây không lâu, người viết đến Cần Giờ tìm hiểu nghề săn bắt và bán sam cho khách du lịch tại chợ hải sản 30-4. Tại đây, thấy người ta bày bán nhiều sản vật ở vùng ngập mặn trứ danh như cua, sò huyết, vọp, cá mặt quỷ, cá mao ếch, nghêu... và hẳn nhiên, có cả sam. Khách mua sam thường mang về làm quà cho người thân. Nếu thích ăn tại chỗ, họ có thể vào nhà hàng Duyên Hải. Trong danh mục đặc sản của nhà hàng này, sam được quảng cáo là "Gỏi trứng sam Cần Giờ" với một bài viết chi tiết về cái sự ngon của sam "không thua gì trứng cá tầm" và "máu xanh của sam cứu nhân độ thế" (???).

Những lời đồn có cánh

Các tài liệu khoa học cho biết sam thuộc ngành chân khớp (lớp giáp cổ), bơi chậm và bò như cua. Với 6 đôi chân mọc ở phần đầu thân tua tủa gai nhọn nối với chiếc đuôi nhọn hoắt, sam là loài có cấu tạo kỳ quái. Loài này sống ở độ sâu 4-10m, mỗi lần đẻ từ 200-1.000 trứng. Sau 6 tuần, trứng sam nở thành ấu trùng và qua 16 lần lột xác, sam con trưởng thành. Thức ăn của sam là các loài giáp xác như tôm, cua có nhiều ở các cửa sông, đầm lầy ven biển.

Săn sam chữa bệnh
Thực khách "săn" sam tại các quán hải sản giữa Sài Gòn.

Trò chuyện về loài sam, cùng với câu chuyện "cấu hình quái dị", anh Thủ cho biết khi trò chuyện với một người em hiện sống ở Mỹ, mới biết người Mỹ đặc biệt mê sam. Đó là lý do mà dạo gần đây anh tích cực tìm đến các quán hải sản có bán sam để thưởng thức thịt, máu, trứng loài này nhằm tăng cường kháng thể, phòng ngừa bệnh nan y.

Trở lại chia sẻ của chị Minh Ngọc. Trò chuyện với người viết, chị Ngọc cho biết, qua "nghiên cứu" của chị, người Mỹ gọi sam là "cua móng ngựa" (horseshoe crab) bởi sam có cấu hình que càng như loài cua, mà phần thân đầu như cái móng ngựa: "Không như ở mình sam được khai thác trong tự nhiên, chẳng ai nghĩ đến việc phát triển bằng việc nuôi đầm nuôi đìa như ở Mỹ. Bên đó người ta nuôi sam lấy máu. Từ máu sam, người ta bào chế thành nhiều loại vắc-xin, thuốc chích cứu người" (?).

Một đồn mười, mười đồn trăm nên từ dạng vô danh tiểu tốt, loài sam nay có tiếng trong lĩnh vực ẩm thực của cư dân Sài thành. Nhiều người giải thích sở dĩ loài sam bổ dưỡng, nhiều dược chất phi thường vì trong máu loài này có kháng thể đặc biệt.

"Sam sống ở vùng biển bồi có nhiều vi khuẩn nhưng không bị nhiễm khuẩn nhờ máu có kháng thể đặc biệt, điều đó giúp chúng trở nên vô hại trong môi trường nhiều mầm bệnh. Chính đặc tính kháng thể ấy đã được các nhà khoa học phát hiện, nghiên cứu làm thuốc cứu người" - chị Ngọc giải thích. Cũng theo chị Ngọc và một số người khác, máu sam giúp tăng kháng thể nhờ trong máu có hoạt chất LAL. Hoạt chất này chính là khắc tinh của các loại nấm, vi khuẩn với virus?!

Ngộ nhận?

"Đúng là máu của loài sam được sử dụng, ứng dụng trong y học nhưng không hề có chuyện được chế xuất thành biệt dược diệt trừ vi khuẩn, viurs hay nấm mốc... Kỳ thực máu sam có khả năng phát hiện nhanh chóng chất endotoxin (nội độc tố -PV) của vi khuẩn. Nhờ đặc tính này mà ngành dược học ở Mỹ dùng máu sam tạo ra chế phẩm lysate sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh lậu, bệnh nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu và một số chứng bệnh khác. Một số tài liệu cho biết chế phẩm lysate được dùng làm chất thử các loại thuốc chích, vắc-xin xem có nhiễm hay sót độc tố của vi khuẩn trước khi được sử dụng chính thức cho người" - kỹ sư Bùi Văn Cứ (Hội hóa học TP HCM) giải thích.

Chế phẩm lysate mà kỹ sư Bùi Văn Cứ đề cập, được cố GS-TS Đỗ Tất Lợi nói rõ trong dược điển “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”: "Người ta đã tính rằng mỗi con sam có thể lấy máu 3 lần trong một năm. Lấy xong lại thả xuống đìa nuôi. Mỗi lần lấy được 60ml đối với sam đực và gần 150ml đối với sam cái, mà không ảnh hưởng gì đến sự sống của sam. Và từ 60ml máu của con sam đực có thể thu được 10ml lysate".

Đó là góc nhìn của ngành y học hiện đại. Dưới lăng kính y học cổ truyền, loài sam là vị thuốc cổ xưa được nhiều y văn đề cập. Theo đông y, thịt sam (hậu nhục - PV) có vị mặn, tính bình, có tác dụng sát trùng. Vỏ sam (hậu giáp hay hậu xác) có vị hơi cay mặn, tính vị và tác dụng như thịt sam. Ngành y học cổ truyền đề cập đến tác dụng chữa trị của vị thuốc hậu giáp hơn hậu nhục. Trong “Nam dược thần hiệu, danh y Tuệ Tĩnh” ghi mai con sam hay hậu giáp có tác dụng sát trùng, chữa trị, trị chứng lở ngứa chảy nước, suyễn, khử tà: "Ngày nay, người ta dùng vỏ sam trị ho, đòn ngã tổn thương, các vết thương xuất huyết và bỏng. Có thể thiêu tồn tính tán bột và làm thuốc hoàn để uống, dùng ngoài giã bột để đắp" - Tiến sĩ sinh học Võ Văn Chi nói về tác dụng của loài sam trong “Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc”.

Y sinh Tuệ Lâm (Trường Y học cổ truyền Lê Hữu Trác, TP HCM) cho biết, cách thức chế biến vỏ sam làm vị thuốc bằng cách nướng vàng vỏ trên bếp than (khi dùng bẻ nhỏ tán bột). Riêng biện pháp "thiêu tồn tính" được thực hiện bằng cách để vỏ sam lên miếng ngói được nung nóng, khi vỏ sam chuyển màu, đụng vào rã thành bột thì dùng làm thuốc chữa bệnh...

Bổ thì có bổ...

Y học cổ truyền và cả hiện đại không nhắc gì đến việc uống máu sam thải độc, chữa bệnh ung thư. Riêng thịt và trứng sam, trái với cách hiểu của nhiều người đó là thực phẩm có vị thuốc, ngành y học cổ truyền khuyến cáo việc lạm dụng sẽ để lại tác hại không lường: "Công hiệu của nó (sam - PV) chữa được chứng trĩ, sát trùng, nhưng không nên ăn thịt nhiều sẽ phát ra ho, sinh ra ghẻ lở... Ông Mạnh Sần còn nói thêm rằng "con sam con, chớ ăn vào chết người" - trích “Dược tính chỉ nam”, trước tác y văn đề cập đến hơn 4.000 vị thuốc, bài thuốc cổ truyền do đông y sĩ Hạnh Lâm - Nguyễn Văn Minh hành soạn.

Săn sam chữa bệnh
Những con sam được coi là món ẩm thực bổ dưỡng.

Y sinh Tuệ Lâm, cho biết "con sam con" được đề cập chính là con so. Những năm qua, đã có nhiều vụ người ta nhầm lẫn sam với so, để rồi xảy ra nhiều cái chết oan uổng. So là loài có hình dạng tương tự con sam nhưng thịt có độc. Cách đây không lâu, khi đến Cần Giờ, người viết được ông Ngô Văn Dị (Vạn trưởng Vạn lăng Ông Thủy Tướng - nơi lưu giữ bộ xương cá voi dài hơn 20 mét ở thị trấn Cần Thạnh) cho biết, sự khác biệt giữa sam và so thể hiện ở phần đuôi, đuôi sam hình tam giác, trên đuôi có gai nhọn, còn đuôi so hình tròn, không gai.

Mặt khác, sam bao giờ cũng có đôi có cặp và chỉ sống ở vùng nước mặn. Những con đi riêng lẻ, hay sống ở vùng nước lợ đều có độc. Ngặt nỗi, dân bản xứ vẫn bắt gặp con so có khả năng thích ứng ở cả hai vùng nước. Thành ra nhiều người chủ quan, cứ nghĩ con vật bắt được ở vùng nước mặn là sam nên nướng lấy trứng ăn để rồi phải bỏ mạng...

Theo cảnh báo của Viện Hải dương học Nha Trang, loài so biển có độc tố tetrodotoxin, chất độc này tập trung chủ yếu ở trứng, thịt và không bị phân hủy bởi nhiệt độ khi nấu nướng. Tetrodotoxin gây ra các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, đau vùng thượng vị, bủn rủn chân tay, toàn thân ngứa ngáy, tê cứng, khó thở, tím tái, hạ huyết áp..., ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong do trụy mạch, trụy hô hấp. Cũng theo Viện Hải dương học Nha Trang, điều đáng quan ngại ở chỗ nhiều khi ăn trứng và thịt sam biển cũng có thể gây ra ngộ độc chết người do thức ăn mà chúng ăn vào có độc tố, mà chất này chưa phân hủy hết, thường có trong rong và tảo biển.

Tìm hiểu về loài sam, bên cạnh những thông tin trên, người viết cũng rất quan tâm và ấn tượng khi biết được dòng máu màu xanh của loài này rất có giá trị. Cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cũng nhắc đến rằng một con sam có thể lấy máu được nhiều lần và trong nhiều năm, "mỗi lần lấy máu của một con sam đực ta có thể thu được 50USD". Ghi nhận trên cho thấy máu sam không chỉ có giá trị dược liệu (chế phẩm trong ngành y tế) mà còn có giá trị kinh tế.

Cố GS-TS Đỗ tất Lợi cũng đề cập đế việc: "Ở nước ta cũng có vài nơi nuôi sam lấy máu như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Giờ". Điều đáng tiếc là đến nay, qua tra cứu các nguồn thông tin, người viết không ghi nhận đến việc nông dân ở các địa phương trên nuôi sam hay làm giàu từ sam. Ví như tại Cần Giờ, người viết chỉ ghi nhận nông dân nuôi tôm cua, sò huyết... Đây quả là điều đáng tiếc vì Cần Giờ được xem là môi trường lý tưởng của loài này.

An ninh thế giới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc