Quốc gia EU đàm phán mua lại khí đốt của Nga sau khi bị khóa van
![]() |
Bulgaria nhập khẩu hơn 90% nguồn cung cấp khí đốt từ Nga trong nhiều thập niên (Ảnh: AFP). |
Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rosen Hristov ngày 22/8 cho biết, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tổ chức đàm phán với Gazprom Export, đơn vị chuyên phụ trách hoạt động xuất khẩu của Gazprom, về vấn đề cung cấp năng lượng.
"Các doanh nghiệp Bulgaria không thể chịu đựng được giá khí đốt cao. Việc đàm phán với Gazprom Export về việc nối lại nguồn cung là không thể tránh khỏi vào thời điểm hiện tại", Bộ trưởng Hristov thừa nhận. Ông lưu ý rằng, sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận với Gazprom vào lúc này. Bulgaria cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với Azerbaijan về vấn đề nguồn cung khí đốt.
Trả lời phỏng vấn Tass hôm 21/8, Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova nói rằng, việc giải quyết vấn đề nguồn cung khí đốt hoàn toàn phụ thuộc vào lập trường của các chính trị gia Bulgaria.
Ngày 27/4, Gazprom đã khóa van khí đốt cấp cho Bulgaria vì Sofia không thanh toán mặt hàng trên cho Nga bằng đồng rúp. Trước đó, Bulgaria nhập khẩu hơn 90% nguồn cung cấp khí đốt từ Nga trong nhiều thập niên.
Vì phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn cung từ Nga, nên nền kinh tế Bulgaria đã đối mặt với hàng loạt khó khăn vì Moscow dừng cấp mặt hàng. Hồi tháng 6, Chính phủ của Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov đã sụp đổ trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội nước này vì hàng loạt vấn đề liên quan tới kinh tế.
Tại châu Âu, nhiều quốc gia cũng đối mặt với khủng hoảng năng lượng khi Nga bắt đầu giảm bớt nguồn cung khí đốt. Giá cả dầu, khí đốt tăng vọt, gây ra lạm phát ở nhiều nước. Nga nhận định, các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Moscow vì mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã gây ra tác dụng ngược.
Theo Dân trí
-
Áp trần giá dầu Nga ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế châu Âu?
-
Bản tin Năng lượng xanh: Pháp thúc đẩy EU công nhận hydro sản xuất từ năng lượng hạt nhân
-
Dầu thô Mỹ đang thay thế dầu Nga ở thị trường châu Âu
-
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (30/1 - 5/2/2023)
-
Xăng dầu của Nga chính thức bị áp giá trần
-
Giá dầu thô ghi nhận tuần mất giá mạnh
- Thâm hụt thương mại của Mỹ lên gần 1 nghìn tỷ USD
- EIA hạ thấp triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023
- Kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng
- Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam
- Hà Nội: Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 12.000 - 13.000 USD
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/2: EIA hạ triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023
- Libya lên kế hoạch thu hút các nhà đầu tư dầu khí
- Dự báo của Goldman Sachs: Dầu thô sẽ tìm lại mức 100 USD/thùng trong năm nay
- Nga cáo buộc lệnh trừng phạt của Mỹ gây cản trở hoạt động thương mại của Iraq
- 5 cách quản lý tài chính cá nhân làm thay đổi cuộc đời bạn
- Giá dầu thô tăng phi mã nhờ kỳ vọng lãi suất giảm
- Giá vàng hôm nay (8/2) tăng nhẹ nhờ cú hích từ Fed