Phim Hàn chống Nhật đắt khách ở Trung Quốc
![]() |
Một cảnh trong phim Assassinat của Hàn Quốc |
“Hàn Quốc: Làn sóng phim ảnh chống Nhật”, là tựa đề trên tờ báo Nhật Asahi Shimbun ra tuần trước. Tờ báo nhắc đến bộ phim “Assassinat” (tạm dịch là Ám sát) của đạo diễn Choi Dong-hoon, một bộ phim hành động lấy bối cảnh Seoul dưới thời quân xâm lược Nhật Bản đã thu được một thành công lớn. Bộ phim đã thu hút 12,7 triệu lượt người xem, tức chiếm đến ¼ dân số nước này, và đứng hàng thứ 7 trong bảng xếp hạng các phim ăn khách nhất tại Hàn Quốc.
Nội dung câu chuyện xoay quanh việc một tay nữ thiện xạ và hai đồng đảng phải thực hiện nhiệm vụ ám sát một viên chỉ huy quân đội Nhật Bản và một doanh nhân Hàn Quốc hợp tác với quân xâm lược.
Giải thích về sự thành công của bộ phim, nhật báo Nhật đưa ra nhiều nguyên nhân. Đó là do những năm gần đây người dân Hàn Quốc ngày càng cảm thấy chán ghét các đại tập đoàn, đã trở thành biểu tượng bất bình đẳng xã hội không ngừng bị đào sâu, theo như phân tích của nhà nghiên cứu điện ảnh Lee Young-Jae.
“Khi xem phim Ám sát, người ta đánh đồng các đại tập đoàn với những người hợp tác với quân đội Nhật Bản. Những người đã làm giàu bằng việc phản bội lại đất nước. Và điều đó cũng có thể bởi vì bộ phim này lên án thái độ của những đại tập đoàn này dành cho công chúng”.
Đối với một số chuyên gia khác, thành công đó của bộ phim cho thấy có sự định hướng trong ngành điện ảnh Hàn Quốc: chuyển từ thị trường Nhật Bản sang Trung Quốc. Nhà phê bình điện ảnh Nhật Bản sống tại Seoul, ông Tsuchida, giải thích: “Phim Hàn Quốc rất được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Các bộ phim đồng sản xuất Hàn – Trung cũng ngày càng nhiều. Do đó điện ảnh Hàn Quốc không cần quan tâm đến thị hiếu của người Nhật làm gì nữa”.
![]() |
Poster phim Assassinat |
Thế nhưng, Masayuki Faruya, phóng viên người Nhật, rất am tường về điện ảnh Hàn Quốc lại tỏ ra quan ngại thành công của những phim loại này có một ảnh hưởng tiêu cực lên tình cảm của hai dân tộc.
Faruya nói: “Một số phim Hàn chỉ dùng bối cảnh chiến tranh với Nhật như là phông nền lịch sử. Nhưng, về phía người Nhật, người ta có nguy cơ xem đấy như là một chiến dịch bôi nhọ Nhật Bản. Điều này có thể sẽ làm gia tăng hơn nữa cảm giác bài Hàn Quốc. Về phần người Hàn, người ta có thể nghi ngờ khía cạnh hư cấu của nội dung các phim này và xem đấy như là một thực tế lịch sử. Đương nhiên, xu hướng này sẽ rất là đáng tiếc cho quan hệ song phương”.
H.Phan
Theo AFP. AP, Reuters, CNN
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
-
Venezuela tăng mạnh xuất khẩu dầu sang Trung Quốc
-
Trung Quốc và Mỹ vươn lên trong chuyển dịch năng lượng toàn cầu
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"