Vai trò của cấp ủy Đảng trong xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp:

Phát huy truyền thống trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp

09:35 | 20/03/2023

1,657 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, với lịch sử hào hùng, cùng với ý chí kiên định, ngành Cao su Việt Nam đã khẳng định được vị thế quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đồng thời xây dựng và hình thành một bề dày văn hóa, trở thành nền tảng để phát triển.

94 năm hình thành và phát triển văn hóa truyền thống ngành cao su

Năm 1929, thời điểm Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở miền Đông Nam bộ được thành lập tại đồn điền cao su Phú Riềng dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự và đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư… Song hành cùng truyền thống cách mạng, đến nay ngành Cao su Việt Nam đã trải qua 94 năm hình thành và phát triển. Trải qua bao thăng trầm, biến động, người công nhân cao su từ thân phận làm thuê đã trở thành người chủ thực sự. Là một ngành đặc thù, cây cao su luôn cần có bàn tay của người công nhân. Chính sự trưởng thành và kỹ năng cao của người công nhân phát triển qua năm tháng là sức mạnh của ngành cao su. Điều đó làm nên nét đặc thù riêng của ngành cao su.

Với truyền thống lịch sử hào hùng, ngành cao su Việt Nam có một bề dày văn hóa. Chính văn hóa ấy là nền tảng. Xu thế hội nhập đến, cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư phủ kín nền kinh tế, ngành cao su không ngoại lệ. Với đầu tàu là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, ngành cao su đã từng bước vượt qua khó khăn, khai thác, tận dụng tốt tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình. Có thể thấy, tài sản và cũng là vốn quý nhất của ngành cao su nước ta là con người, là một đội ngũ lao động với lòng yêu ngành, yêu nghề. Đó chính là nền tảng để ngành cao su có bước tiến vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát huy truyền thống trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp
Tập đoàn và và các đơn vị thành viên luôn coi trọng và duy trì việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ngành.

Trong quá trình ấy, ngành cao su không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn tham gia tích vực vào phát triển xã hội. Với vai trò cũng như trực tiếp quản lý một lực lượng công nhân đông đảo, các doanh nghiệp ngành cao su cũng đóng góp quan trọng vào phát triển nguồn lao động, đóng góp vào công tác an sinh xã hội, phát triển nông thôn. Kinh tế phát triển luôn đi cùng với chăm lo xã hội. Nhìn chung, thu nhập và đời sống của ngành cao su luôn được bảo đảm (trên 90% hộ công nhân cao su thuộc diện khá; xóa bỏ 100% nhà tranh, tre, nứa, lá tạm bợ; đã có ¾ số hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố; xóa 100% hộ đói). Cùng với chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng luôn được ngành cao su quan tâm, chăm lo, thông qua thiết lập các thiết chế văn hóa cơ sở và thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục thể thao ở các cấp. Điều này không chỉ góp phần phát triển con người một cách toàn diện mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa người công nhân cao su bắt nhịp với đời sống xã hội đang ngày một đổi thay.

Triển khai thực hiện, phát huy truyền thống ngành Cao su Việt Nam trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp

Thực hiện Kết luận số 06-KL/ĐUK, ngày 8/6/2012 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng Khối Doanh nghiệp Trung ương trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở”. Đảng ủy Tập đoàn đã chủ động xây dựng, rà soát, bổ sung quy định về xây dựng văn hóa công sở gắn với xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức lao động, tiêu biểu như: ban hành Quyết định số 261-QĐ/ĐU, ngày 14/4/2022 về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Tập đoàn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Bản chuẩn mực đạo đức với các tiêu chí: “Trung thành - Trung thực- Đoàn kết - Sáng tạo - Nêu gương”; Công văn số 830-CV/ĐU, 19/06/2020 về phát động phong trào thi đua học tập làm theo lời Bác, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết ĐH ĐB các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; Công văn số 179-CV/ĐU, ngày 15/06/2021 về triển khai kết luận số 01-KL/TW của Bộ chính trị khóa XIII, đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về sản xuất kinh doanh của đơn vị và của toàn Đảng bộ Tập đoàn. Gắn việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bước đầu đã ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn chỉ đạo các cấp ủy Đảng trực thuộc đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; các quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững; vận động cán bộ, đảng viên và người lao động thực hiện nếp sống văn hóa mới, văn minh, nhất là trong việc cưới, ma chay, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện Quyết định số 672/QĐ-CSVN, ngày 26/11/2013 về việc ban hành Quy chế đối thoại trong doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn; thực hiện Hướng dẫn số 620/HD-CĐCS, ngày 03/12/2013 về Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; thực hiện các nội dung trong bản thỏa ước lao động tập thể ký kết giữa Lãnh đạo Tập đoàn và Công đoàn Cao su Việt Nam số 793/TULĐ, ngày 28/3/2014. Thực hiện công tác giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động; Chỉ đạo Công đoàn thực hiện vai trò tham gia quản lý trong công tác giám sát xây dựng các định mức lao động, công tác BHLĐ, công tác chi trả lương, chế độ ăn giữa ca ở các đơn vị, cụ thể hoá những chế độ, chính sách của người lao động, bao gồm: Việc làm, tiền lương, tiền thưởng, nâng lương, BHLĐ, BHYT, BHXH, BHTN…Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với CNVCLĐ các đơn vị, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn các giải pháp trong công tác quản lý, điều hành và giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của CNVCLĐ.

Phát huy truyền thống trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp

Chỉ đạo các cơ sở Đảng triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ chính trị khác, được cán bộ, công nhân viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng, tạo sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị và thống nhất trong cấp ủy, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần làm chủ của người lao động. Đến nay, trong Tập đoàn không có tình trạng đình công, lãn công hoặc khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ trong doanh nghiệp, Tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn coi trọng và duy trì việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ngành. Xây dựng kế hoạch giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di tích lịch sử của ngành với phát triển kinh tế - xã hội thông qua thực hiện các công trình văn hóa gắn với các hoạt động văn hóa, xã hội như: Xây dựng Khu tưởng niệm Phú Riềng Đỏ tại tỉnh Bình Phước; nơi gìn giữ những hiện vật quý trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Cao su Việt Nam... Hầu hết các cơ sở Đảng đều có Nhà văn hóa của Công ty - là nơi hội họp, sinh hoạt, treo đầy đủ các hình thức khen thưởng của đơn vị.

Song song với đó, các cấp ủy đảng và đơn vị thường xuyên tổ chức các Hội thi, cuộc thi trong toàn ngành tiêu biểu như: Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su, tôn vinh các Thợ giỏi thu hoạch mủ, tuyên dương các cá nhân đạt giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”, “Cao su Việt Nam”, “Ý tưởng sáng tạo”, “Sao vàng Cao su” và “Thanh niên tiêu biểu ngành Cao su”; ban hành các kỷ yếu, phát động các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; tổ chức cuộc thi sáng tác “Cao su - Đất và Người”; cuộc thi ảnh trên Facebook “Nét đẹp lao động”; giải thưởng Báo chí viết về Ngành Cao su Việt Nam, Góc làm việc “Xanh-sạch-đẹp”… Đây trở thành cơ hội để người lao động trong và ngoài ngành thể hiện tình yêu ngành, yêu nghề thông qua các thể loại sáng tác như phóng sự, bút ký, thơ, video clip… Đã phản ánh được sự phát triển đa diện của ngành cao su.

Lãnh đạo Tập đoàn luôn quan tâm, duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ thông qua Hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan “Tuyên truyền ca khúc ngành cao su Việt Nam”; Hội thao CNVC - LĐ Tập đoàn tổ chức 2 năm 1 lần, đã tạo sân chơi lành mạnh cho Cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động gặp gỡ, giao lưu và thể hiện năng khiếu nghệ thuật, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người lao động sau những giờ công tác, lao động, sản xuất. Qua Hội diễn, Hội thao đã phát hiện nhiều nhân tố mới đầy triển vọng, những điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Ngoài ra, việc xây dựng văn hóa trong tổ chức Đảng, trong các cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị - xã hội, được coi là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đảng ủy Tập đoàn thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho CBCNVC-LĐ Tập đoàn, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Từ đó, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Gắn các hoạt động văn hóa với hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quốc phòng an ninh và an sinh xã hội.

Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, với lịch sử hào hùng, cùng với ý chí kiên định, ngành cao su Việt Nam đã khẳng định được vị thế quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta, là vinh dự và trách nhiệm đối với cán bộ, đảng viên và người lao động toàn Tập đoàn. Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần giúp Tập đoàn tiếp tục phát triển, xây dựng, bồi đắp truyền thống hào hùng của ngành cao su Việt Nam.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với kinh tế xanh, bảo vệ môi trườngXây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với kinh tế xanh, bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua văn bản, nghị quyết của Đảng ủyĐẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua văn bản, nghị quyết của Đảng ủy
Người đứng đầu phải tiên phong, gương mẫu thực hiện văn hóa doanh nghiệpNgười đứng đầu phải tiên phong, gương mẫu thực hiện văn hóa doanh nghiệp
Tăng cường, đổi mới về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệpTăng cường, đổi mới về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệpĐẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp

H.A